Trong ngày cuối cùng của năm Âm lịch, các bản làng người Thái ở Mường Lò rộn ràng sôi động hơn khi nhà nhà chuẩn bị mâm lễ dâng cúng thần linh, tổ tiên vào đêm giao thừa.
Đúng thời khắc chuyển giao năm mới bản làng sẽ rộn vang tiếng chiêng, tiếng cồng. Các thành viên trong gia đình đều ăn mặc chỉnh tề, váy áo truyền thống rực rỡ cùng quây quần đoàn tụ. Riêng chủ nhà đúng thời khắc ấy thành kính thắp hương cúng tế thần linh, tổ tiên, tưởng nhớ những người đã khuất.
Mâm lễ đã được chuẩn bị từ trước có thể là cả con lợn cũng có khi là chiếc thủ lợn mồm ngậm đuôi của nó rồi thịt gà, gạo, muối cùng các loại bánh mà không thể thiếu là bánh chưng dài hay bánh gio đen, cũng có nhà còn đặt cả vài mét vải thổ cẩm hay bạc trắng…
Ngày nay đồ lễ cũng đã đơn giản đi nhiều song tấm lòng thành kính và thiêng liêng vẫn vẹn nguyên không thể thiếu trong thời khắc đón năm mới sang. Sau lễ dâng cúng thần linh, tổ tiên, gia đình người Thái ở Mường Lò cùng nhau uống rượu đón xuân, chúc nhau sức khỏe, hạnh phúc, con cái ngoan ngoãn, trưởng thành, gia đình ngày càng bền vững, làm ăn thuận lợi.
Cũng trong đêm giao thừa, người Thái Mường Lò còn có tục lấy nước xin lộc. Họ quan niệm đêm giao thừa, đất trời chuyển giao năm mới, nguồn nước cũng mang sinh khí linh thiêng đem đến may mắn, tài lộc cho gia chủ vì thế họ thường lên đầu nguồn lấy nước mang về nhà. Các thành viên trong gia đình nhẫm ngụm nước nhỏ để mong cầu sức khỏe; các cô gái thì dùng nước mới rửa mặt để được da trắng, đẹp xinh; các chàng trai thì mong cầu khoẻ mạnh, cường tráng và tài giỏi hơn…
Một mùa xuân mới đã về, khắp các bản làng người Thái Mường Lò rạo rực thanh âm đón năm mới sung túc, ấm no, ngày càng vun đắp, tô đậm truyền thống ngàn đời.
Ngọc Hà
Tags
Mường Lò
Tục đón giao thừa
Tối 31/1, tại Rạp Yên Ninh, thành phố Yên Bái, đồng chí Dương Văn Tiến - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã sơ duyệt chương trình nghệ thuật mừng Đảng - mừng Xuân Kỷ Hợi với chủ đề "Lung linh đất trời vào xuân” và chào mừng Lễ phát động "Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” cấp quốc gia năm 2019.
Festival "Về miền Quan họ 2019” được tổ chức với quy mô cấp tỉnh với 25 hoạt động, diễn ra từ ngày 13-28/2 tại TP. Bắc Ninh và các huyện, thị xã.
Người Khơ Mú ở tỉnh Yên Bái có khoảng 1.500 người, cư trú tập trung tại xã Nghĩa Sơn, huyện Văn Chấn và xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu. Người Khơ Mú vốn có văn hóa truyền thống lâu đời và luôn biết gìn giữ phát huy trang phục truyền thống của dân tộc mình.
Cả một không gian xuân tràn ngập trong sắc hồng, đỏ của đào xuân... Ở đó có hơn 200 gốc đào cổ thụ mà một nửa đã trăm năm tuổi. Đó là "Đào gia trang” của anh Lê Tuấn Kiên ở thôn 5, xã Giới Phiên, thành phố Yên Bái.