Dừng tổ chức Ngày Thơ Việt Nam năm 2021 do dịch COVID-19 diễn biến phức tạp

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/2/2021 | 7:09:10 PM

Ngày 18/2, Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho biết, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã quyết định dừng việc tổ chức Ngày Thơ Việt Nam năm 2021 trên toàn quốc do tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.

Lễ hội thả thơ tại buổi lễ khai mạc Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVII - 2019.
Lễ hội thả thơ tại buổi lễ khai mạc Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVII - 2019.

Trước đó, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã thống nhất và triển khai đến các tỉnh, thành trong cả nước về việc tổ chức Ngày Thơ Việt Nam lần thứ XVIII năm 2021, dự kiến diễn ra vào ngày 26/2/2021 (tức ngày Rằm tháng Giêng – Tết Nguyên tiêu năm Tân Sửu), trong bối cảnh đất nước đang có nhiều chuyển biến tích cực. Toàn Đảng, toàn dân thi đua lập thành tích chào mừng Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã chọn chủ đề "Tổ quốc và Mẹ” cho Ngày Thơ năm 2021, để tập trung cho các tác phẩm thơ ca ôn lại quá khứ hào hùng của dân tộc, ca ngợi sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, ca ngợi những thành tựu trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc thiêng liêng. Đồng thời, ca ngợi và tôn vinh những tác phẩm viết về người Mẹ Việt Nam anh dũng, kiên cường…

Trong thông báo gửi các tỉnh, thành, Hội Nhà văn Việt Nam đã yêu cầu Hội Văn học Nghệ thuật các địa phương trong cả nước tổ chức Ngày Thơ với nhiều hình thức nghệ thuật phong phú như: thơ ca, âm nhạc, múa, trình diễn thơ, câu đối… và tổ chức các hội thảo chuyên đề. Mặt khác, Hội Nhà văn Việt Nam yêu cầu các địa phương chọn cách tổ chức Ngày Thơ Việt Nam phù hợp với tình hình thực tế với địa phương mình, đồng thời thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch trước những diễn biến phức tạp của dịch COVID-19.

Theo Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều, vào tháng 12/2020, khi tình hình dịch COVID-19 chưa có dấu hiệu phức tạp, Ban Chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam đã có công văn gửi Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội Văn học nghệ thuật các tỉnh, thành trong cả nước thông báo việc hoãn Ngày Thơ Việt Nam tại Di tích Quốc gia đặc biệt Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội) để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Các tỉnh, thành trong cả nước, sẽ phụ thuộc vào tình hình của địa phương mà quyết định tổ chức hay không; nếu tổ chức phải thực hiện theo hình thức an toàn nhất.

"Tuy nhiên, đến nay, do tình hình dịch COVID-19 diễn ra phức tạp hơn, chắc chắn tất cả các địa phương phải dừng tổ chức Ngày Thơ lần thứ XVIII, năm 2021. Hy vọng Xuân năm tới, khi không còn vấn đề COVID-19 nữa, Ngày Thơ Việt Nam sẽ được tổ chức với những đổi mới sau hơn mười năm tổ chức Ngày Thơ”, Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam Nguyễn Quang Thiều chia sẻ.

(Theo Tin tức)

Các tin khác
Bức ảnh

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, một nữ nhiếp ảnh gia Việt Nam vừa vinh dự giành hai giải cao, trong đó có một giải vàng tại cuộc thi ảnh quốc tế Tokyo International Foto Awards (TIFA) năm 2020.

Yên Bái là tỉnh có tới 30 dân tộc anh em chung sống, với nhiều giá trị văn hóa đặc sắc, trong đó thổ cẩm là một nét văn hóa đặc trưng lâu đời, là “gia tài văn hóa” mà các nghệ nhân qua từng thế hệ đã chắt chiu bằng quá trình chiêm nghiệm, sáng tạo. Qua những đôi tay khéo léo, cần cù của người phụ nữ đã tạo ra những sản phẩm tinh hoa, chứa đựng nhiều tín ngưỡng, quan niệm sống, tư duy thẩm mỹ, mang hồn cốt văn hóa riêng của từng dân tộc.

Năm nay, hội Đình Bằng Là, xã Đại Lịch (Văn Chấn) có thể không được tổ chức quy mô như năm trước do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Nhưng dù có thế nào, nét văn hóa truyền thống đặc sắc qua điệu xòe hoa dó của đồng bào Tày nơi đây sẽ vẫn mãi được bảo tồn, gìn giữ và ngày càng phát huy.

Đồng bào Dao Văn Chấn gói bánh đón xuân.

Các dân tộc ở Yên Bái có những bản sắc văn hóa độc đáo, trong đó những phong tục trong ngày tết và đón năm mới cũng khác nhau. Dưới đây là một số phong tục của người Dao, người Thái, người Khơ mú, Cao Lan và người Tày...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục