YênBái - Năm nay, hội Đình Bằng Là, xã Đại Lịch (Văn Chấn) có thể không được tổ chức quy mô như năm trước do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19. Nhưng dù có thế nào, nét văn hóa truyền thống đặc sắc qua điệu xòe hoa dó của đồng bào Tày nơi đây sẽ vẫn mãi được bảo tồn, gìn giữ và ngày càng phát huy.
Khác xòe Thái với số người tham gia không hạn định, mỗi đội xòe hoa dó của đồng bào Tày thường có 8 chị em. Điệu xòe truyền thống thường chỉ biểu diễn vào dịp tết đến xuân về, vào mùa hoa dó nở.
Bản thân tên điệu xòe đã cho biết hoa dó sẽ là một đạo cụ không thể thiếu cùng với nhạc chuông tạo nên điệu dân vũ rộn rã trong các hội làng đầu xuân.
Những động tác khỏe khoắn, mạnh mẽ mà cũng không kém phần uyển chuyển của chị em vốn đã qua lớp lớp ông bà, cha mẹ truyền lại. Nhạc xòe đơn giản là trống, là chuông nhưng nhịp nhàng ăn ý tạo ra âm thanh rộn rã, cuốn hút, làm say sưa cả người múa và người xem.
Động tác khỏe khoắn, mạnh mẽ mà uyển chuyển của xòe hoa dó.
Cùng với xòe hoa dó, điệu xòe trong lễ tế ở hội đình Bằng Là cũng là một điểm nhấn. Trong màn xòe tế, những phụ nữ Tày tham gia đội nữ chức sẽ trình diễn xòe dâng lễ là: dâng hương, dâng rượu, dâng trà, dâng sớ.
Một phần trong màn xòe tế của hội Đình Bằng Là (Đại Lịch)
Mỗi đội xòe hoa dó của đồng bào Tày ở Đại Lịch thường có 8 chị em
Được biết, Đình Bằng Là còn có tên gọi là Đình Cả, Đình Tổng, được tôn dựng từ thế kỷ 18, thờ Thành Hoàng làng tức Cao Sơn Đại vương đệ tam và ông tổ họ Phạm tên là Phạm Đình Yên đã có công khai chiêu mộ dân chúng, khai phá rừng thiêng, tạo lập bản mường và thờ bà chúa Nả.
Những năm 1930-1945, đình Bằng Là vừa là nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân vừa xây dựng vùng đệm cho chiến khu Vần chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám tại Yên Bái.
Tại nơi đây đã từng đã diễn ra 3 cuộc họp bí mật triển khai lệnh toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh, thành lập chi bộ đảng lãnh đạo đội du kích và lực lượng vũ trang, chống thực dân Pháp giành những chiến công hiển hách tại Đèo Din, Lũng Bũm.
Các dân tộc ở Yên Bái có những bản sắc văn hóa độc đáo, trong đó những phong tục trong ngày tết và đón năm mới cũng khác nhau. Dưới đây là một số phong tục của người Dao, người Thái, người Khơ mú, Cao Lan và người Tày...
Nghệ sỹ Nhân dân Hoàng Dũng, nguyên Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội qua đời vào lúc 14 giờ 14 phút ngày 14/2/2021, sau thời gian chống chọi ung thư, hưởng thọ 65 tuổi.
Trong tiết trời se lạnh, lay phay mưa phùn đầu xuân, từ những nếp nhà sàn của người Tày ở Hưng Khánh, Trấn Yên vang lên tiếng Then trong trẻo hòa cùng âm thanh trầm bổng, ngân nga của cây đàn tính. Nét văn hóa truyền thống ấy vẫn đang được đồng bào nơi đây tự hào, gìn giữ.
Những con đường, góc phố, hàng cây, gương mặt rạng ngời chào ngày mới được Nghệ sỹ nhiếp ảnh Hoàng Đô nâng niu, chăm chút qua những khuôn hình. Nhiều khi đó chỉ là một chiều lá rơi vàng báo thu sang. Để rồi khi ngắm lại, ta bất giác thấy nó thật lạ lẫm và thơ mộng biết bao!