Nét đẹp lễ chùa

  • Cập nhật: Chủ nhật, 30/1/2022 | 6:56:12 AM

YênBái - Lễ chùa đầu năm là nét đẹp trong đời sống tâm linh của người dân Việt. Đây còn là nét văn hóa truyền thống được hình thành từ lâu để vun đắp cho tinh thần người Việt thêm trân trọng những giá trị cội nguồn.

Đi lễ đầu năm là phong tục đẹp của người Việt.
Đi lễ đầu năm là phong tục đẹp của người Việt.

Đêm giao thừa, thời khắc thiêng liêng chuyển giao đất trời, nhiều người đã đến cửa chùa để cầu an với hy vọng sẽ gặp may mắn, mọi điều tốt lành trong năm mới. Khung cảnh tĩnh mịch, thanh tịch của các ngôi chùa khiến con người tĩnh tâm trước dòng đời xô bồ. Với lòng thành kính, nhiều người dân đi lễ chùa đầu năm thường sửa soạn sẽ có mâm lễ như: hương, hoa, trầu cau, oản bánh… thể hiện chút lòng thành lễ Phật. 

Bên mâm lễ được sửa soạn tươm tất, bà Phạm Thị Thắm ở phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái chia sẻ: "Năm nào cũng vậy, sau khi cúng giao thừa tại nhà, tôi cũng cố gắng đến lễ tại các chùa trên địa bàn thành phố Yên Bái. Không cứ lễ to hay nhỏ, tôi nghĩ rằng, người đến chùa xuất phát từ cái tâm. Tôi luôn sửa soạn chu đáo từ cách ăn mặc cho đến đồ lễ”. 

Với nhiều người, đầu năm đi lễ chùa là thời khắc kiểm điểm lại bản thân, bình tâm nhìn lại một năm đã qua và định hướng cho bản thân trong năm tới. Là chốn thanh tịnh, bởi thế nên người Việt luôn tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để ước nguyện mà còn là lúc con người tìm về với chốn tâm linh bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Đến chùa, nếu có duyên gặp được những bậc chân tu, nghe giảng về nhân quả, về những lời Đức Phật dạy chúng sinh, con người sẽ thấy bình tâm trước xoay vần của thế sự. 

Hòa vào dòng người đi lễ đầu năm, giữa không gian thanh tịnh, bất kỳ ai cũng cảm nhận được sự giao hòa của đất trời khi vào xuân, lắng nghe mùa xuân đang về. Cửa chùa rộng mở với tiếng chuông ngân vang, phảng phất mùi hương trầm, hoa lễ, tâm hồn con người thanh bình đến lạ. Khói hương hòa quyện với không khí ngày xuân khiến ai ấy đều bồi hồi trong khoảnh khắc chuẩn bị bước sang năm mới. 

Không chỉ những người lớn tuổi các bạn trẻ đi lễ đầu xuân không chỉ để cầu nguyện những điều tốt đẹp cho bản thân và gia đình mà còn là dịp thưởng lãm cảnh đẹp, nét thanh tịnh chốn linh thiêng trong tiết xuân và hiểu hơn về truyền thống văn hóa của dân tộc. 

Anh Trần Mạnh Hùng ở phường Nguyễn Thái Học, thành phố Yên Bái chia sẻ: "Mỗi dịp ngay từ sáng mùng 1 tết, tôi và các anh chị em trong gia đình thường đi lễ chùa, trước là để vãn cảnh, sau là cầu mong cho bản thân, gia đình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, thuận hòa”.

Được hòa mình vào không gian linh thiêng nơi cửa Phật, tìm được chút thư thái cho tâm hồn sau một năm làm việc bận rộn, đi lễ chùa đầu năm còn thêm hiểu biết về nét văn hóa truyền thống của dân tộc, từ đó, mỗi người có thể tự tìm và hiểu thêm về những bản sắc văn hóa Việt Nam.

Quang Thiều

Tags Lễ chùa cội nguồn tâm linh Yên Bái mạnh khỏe hạnh phúc thuận hòa văn hóa truyền thống

Các tin khác

Một không gian Tết truyền thống đã được tái hiện sinh động tại Bảo tàng tỉnh Yên Bái, trở thành địa điểm tham quan, trải nghiệm lý tưởng cho bất kì du khách nào yêu thích văn hóa Việt, những người hoài niệm muốn lưu giữ những khoảnh khắc đáng nhớ trong dịp đầu xuân năm mới.

Tượng gia đình hổ tại Chinatown, Singapore. Ảnh - Straitstimes

Để chào mừng Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022, giống như Việt Nam, các quốc gia châu Á cũng chọn linh vật hổ làm điểm nhấn trang trí đường phố.

BVDC giới thiệu ăn hóa dựng cây nêu đón tết truyền thống của đất nước Việt Nam ( Ảnh: BVDC 2.3 )

Giống như nhiều nét văn hóa đặc sắc luôn được gìn giữ và duy trì trong ngày Tết, cây nêu Việt Nam đã được dựng lên bởi chính những người lính "mũ nồi xanh" đang làm nhiệm vụ tại châu Phi - nơi cách xa quê hương hàng chục nghìn cây số.

Không tổ chức lễ hội, không đón khách về chùa Hương dịp Tết Nhâm Dần.

Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng gửi Công điện số 351 đề nghị tạm dừng tổ chức tất cả các loại hình lễ hội, bắn pháo hoa dịp Tết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục