14 di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại của Việt Nam

  • Cập nhật: Thứ hai, 7/2/2022 | 7:50:54 AM

UNESCO đến nay đã ghi danh 14 di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Điệu múa Xòe quạt kết hợp với nhảy sạp, do cộng đồng dân tộc Thái đến từ tỉnh Sơn La thể hiện.
Điệu múa Xòe quạt kết hợp với nhảy sạp, do cộng đồng dân tộc Thái đến từ tỉnh Sơn La thể hiện.

Tính đến nay, Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã ghi danh 14 di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, bao gồm: Nhã nhạc cung đình Huế Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên; Dân ca quan họ Bắc Ninh; Hát Ca Trù Hội Gióng ở Đền Phù Đổng và Đền Sóc; Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ; Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ Dân ca Ví, Dặm Nghệ Tĩnh; Nghi lễ và trò chơi Kéo co; Tín ngưỡng Thờ Mẫu Tam phủ của người Việt; Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Hát Xoan; Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái và mới đây nhất là Nghệ thuật Xòe Thái.



(Theo VTV)

Các tin khác
Từ lâu, đền Đông Cuông là địa điểm thu hút đông đảo nhân dân, du khách đến chiêm bái, thực hành các nghi lễ tín ngưỡng.

Xuân Nhâm Dần 2022, trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19, thực hiện nghiêm chỉ đạo của các cấp, các ngành, đền Đông Cuông không tổ chức rộng rãi lễ hội vào ngày Mão tháng Giêng. Thay vào đó, Ban Quản lý di tích đền chỉ tổ chức làm lễ trong khuôn khổ nhỏ, gọn để duy trì nét đẹp văn hóa, tâm linh.

Đại sứ Israel tại Việt Nam Nadav Eshcar trao đổi với nghệ nhân làm tranh Hàng Trống Lê Đình Nghiên

Đây là năm thứ 5 tôi ở Việt Nam. Tôi có rất nhiều trải nghiệm Tết, thăm nhà nghệ nhân làm tranh Hàng Trống - Đại sứ Israel tại Việt Nam Nadav Eshcar cho biết.

Cán bộ Bảo tàng tỉnh Yên Bái thống kê, lập hồ sơ về bãi đá với những hình khắc cần nghiên cứu, giải mã.

Xã Lao Chải của huyện Mù Cang Chải nằm ở độ cao trung bình so với mặt nước biển khoảng 1.400m. Nơi đây có bãi đá với hình khắc cổ gồm các khối phiến đá sa thạch nằm rải rác cách nhau từ 20 mét đến 5 km. Những hình khắc khá kỳ công, uốn lượn mềm mại là những thông điệp rất cần các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, giải mã, xác thực cả niên đại, lĩnh vực dân tộc học và các ý nghĩa khác cho bãi đá khắc cổ này.

Bằng cái tâm của người chiến sĩ – nghệ sĩ, ông Lê Gia Huấn, gần như là người duy nhất của Yên Bái với những bức ảnh đen trắng làm sống lại cả một thời hoa lửa những năm tháng chống Mỹ, đặc biệt về "Điện Biên Phủ trên không" để thế hệ trẻ hôm nay trân trọng quá khứ, biết ơn những thế hệ cha anh đi trước, lấy đó làm niềm tự hào cũng như động lực để cùng chung trách nhiệm giữ gìn, bảo vệ bình yên cho Tổ quốc, quê hương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục