Đi lễ an toàn trong mùa dịch

  • Cập nhật: Thứ ba, 8/2/2022 | 7:31:12 AM

YênBái - Đi lễ đầu năm là nét văn hóa của người Việt từ bao đời nay. Đi lễ cầu bình an, sức khỏe, một năm may mắn cho gia đình cũng là hoạt động được nhiều người dân trên địa bàn tỉnh Yên Bái quan tâm.

Khách hành hương đến chiêm bái tại Chùa Tùng Lâm Ngọc Am, thành phố Yên Bái thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Khách hành hương đến chiêm bái tại Chùa Tùng Lâm Ngọc Am, thành phố Yên Bái thực hiện nghiêm các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Tuy nhiên, do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, nhất là khi trên địa bàn tỉnh số ca F0 trong cộng đồng gia tăng mỗi ngày nên người dân đi lễ cần tuân thủ các quy định phòng dịch. Các di tích lịch sử cũng cần nghiêm túc triển khai biện pháp phòng, chống dịch bệnh hiệu quả. 

Đền Tuần Quán thượng tọa tại phường Yên Ninh, thành phố Yên Bái là nơi thờ Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Năm 2005, UBND tỉnh công nhận đền Tuần Quán là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Từ lâu, nơi đây đã trở thành điểm đến tâm linh trong những ngày đầu năm mới, không chỉ của người dân trong tỉnh, mà còn là một điểm đến đối với du khách ngoài tỉnh khi đến với Yên Bái. Vào thời điểm này những năm trước, đền Tuần Quán đón đông người đến lễ tạ cuối năm. 

Ông Nguyễn Văn Thuyết - Tổ trưởng Tổ Quản lý đền cho biết: Để làm tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, nhà đền hạn chế tiếp các đoàn khách đông người; yêu cầu người dân đến làm lễ theo đoàn đảm bảo không quá 20 người; 100% người vào đền chiêm bái phải thực hiện nghiêm túc quy định 5K của Bộ Y tế. 

Thực hiện đúng tinh thần phòng, chống dịch, ngay cổng vào chùa Tùng Lâm Ngọc Am, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái đã đặt biển nhắc nhở người dân đeo khẩu trang và rửa tay sát khuẩn. Bên trong khuôn viên chùa được bố trí các điểm rửa tay sát khuẩn tại bàn sắp lễ, bàn ghi sớ... 

Đến, chùa Tùng Lâm Ngọc Am vào đúng ngày rằm tháng chạp nhưng người đến lễ không nhiều. Theo đại diện Ban Hộ tự nhà chùa thì trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, chùa thường xuyên phát trên loa về công tác phòng, chống dịch bệnh, tuyên truyền, nhắc nhở người dân đeo khẩu trang và sát khuẩn tay khi đến chiêm bái. 

Đặc biệt, các phật tử, người dân đến làm lễ nhanh, gọn, giãn cách giữa các đoàn. Nhà chùa hạn chế tổ chức các khóa lễ, khóa tu.

Chị Vũ Thị Huệ ở tổ Nam Thọ, phường Nam Cường, thành phố Yên Bái cho biết: Cuối năm tới lễ tại chùa Tùng Lâm Ngọc Am, tôi thấy công tác phòng, chống dịch được nhà chùa làm rất nghiêm. Nếu phát hiện ai không đeo khẩu trang, Ban Hộ tự chùa ra tận nơi nhắc nhở. Điều đó là cần thiết để mọi người chấp hành đúng quy định, tự giác nâng cao ý thức bản thân.

Trên địa bàn tỉnh hiện có 125 di tích lịch sử, gồm đền, chùa, đình, miếu…, trong đó có những danh thắng nổi tiếng như đền Tuần Quán, đền Đông Cuông, chùa Tùng Lâm Ngọc Am… Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, Ban Quản lý di tích các huyện, thị xã, thành phố đã triển khai đồng bộ các biện pháp quyết liệt phòng dịch. Tăng cường thời lượng tuyên truyền, bố trí lực lượng bảo vệ 24/24 giờ kịp thời nhắc nhở người dân thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch. UBND tỉnh yêu cầu tạm dừng tổ chức các hoạt động lễ hội đầu xuân 2022. 

Đối với lễ hội đền Đông Cuông, theo chỉ đạo của tỉnh, năm nay, Ban Quản lý di tích đền không tổ chức phần hội mà chỉ thực hiện nghi lễ dâng hương và lễ cúng tiệc tuần truyền thống trong khuôn khổ dưới 30 người để duy trì nét đẹp văn hóa tâm linh. 

Ông Nguyễn Lâm Tới - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh cho biết: Theo tinh thần Chỉ thị số 35/CT-TTg, ngày 31/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường các biện pháp đảm bảo đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm và Kế hoạch tổ chức các hoạt động mừng Đảng, mừng xuân Nhâm Dần 2022 của UBND tỉnh, Sở đã chỉ đạo các phòng chuyên môn phối hợp với Thanh tra Sở xây dựng kế hoạch kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định về phòng, chống dịch Covid-19 tại các di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh; yêu cầu ban quản lý các di tích tăng cường công tác tuyên truyền, tuyệt đối tạm dừng tổ chức các lễ hội để thực hiện nghiêm quy định phòng dịch, đảm bảo an toàn cho người dân vui tết, du xuân.

Hồng Duyên

Tags an toàn mùa dịch Covid-19 Đền Tuần Quán quy định 5K đền Đông Cuông khẩu trang sát khuẩn

Các tin khác
Trang phục của phụ nữ Mông ở Mù Cang Chải ngày nay vẫn giữ nguyên vẹn bản sắc văn hóa dân tộc.

Vào dịp Tết hay trong các lễ cưới truyền thống, người Mông Yên Bái thường hát dân ca và múa khèn, những làn điệu hát ru, hát đối, hát đố, hát giải, dân vũ... phản ánh khát vọng chinh phục tự nhiên.

Điệu múa Xòe quạt kết hợp với nhảy sạp, do cộng đồng dân tộc Thái đến từ tỉnh Sơn La thể hiện.

UNESCO đến nay đã ghi danh 14 di sản văn hoá phi vật thể của Việt Nam vào Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Từ lâu, đền Đông Cuông là địa điểm thu hút đông đảo nhân dân, du khách đến chiêm bái, thực hành các nghi lễ tín ngưỡng.

Xuân Nhâm Dần 2022, trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19, thực hiện nghiêm chỉ đạo của các cấp, các ngành, đền Đông Cuông không tổ chức rộng rãi lễ hội vào ngày Mão tháng Giêng. Thay vào đó, Ban Quản lý di tích đền chỉ tổ chức làm lễ trong khuôn khổ nhỏ, gọn để duy trì nét đẹp văn hóa, tâm linh.

Đại sứ Israel tại Việt Nam Nadav Eshcar trao đổi với nghệ nhân làm tranh Hàng Trống Lê Đình Nghiên

Đây là năm thứ 5 tôi ở Việt Nam. Tôi có rất nhiều trải nghiệm Tết, thăm nhà nghệ nhân làm tranh Hàng Trống - Đại sứ Israel tại Việt Nam Nadav Eshcar cho biết.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục