Vở nhạc kịch đầu tiên về Bác Hồ có gì đặc biệt?

  • Cập nhật: Chủ nhật, 24/4/2022 | 7:10:14 AM

“Người cầm lái” là vở nhạc kịch đầu tiên về Bác Hồ do Nhà hát Công an nhân dân dàn dựng, ra mắt khán giả vào ngày 17/5 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.

Hình ảnh trong vở nhạc kịch “Người cầm lái”.
Hình ảnh trong vở nhạc kịch “Người cầm lái”.

Người cầm lái - vở nhạc kịch thuần Việt được xây dựng bằng hình thức giao hưởng kết hợp đại hợp xướng của nghệ thuật hàn lâm nhân kỷ niệm 132 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Đây là câu chuyện về cuộc đời, những năm tháng tuổi trẻ ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành, người sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Người cầm lái - vở nhạc kịch thuần Việt được xây dựng bằng hình thức giao hưởng kết hợp đại hợp xướng của nghệ thuật hàn lâm là câu chuyện về cuộc đời, những năm tháng tuổi trẻ ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành, người sau này là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Với 3 hồi "Quê hương”, "Tiếng vọng non sông”, "Chuyến tàu định mệnh”, tác phẩm khai thác các chất liệu âm nhạc truyền thống từ những điệu múa dân gian đương đại, tới nhạc cụ dân tộc.

Ngoài ra, sự mới lạ còn ở việc kết hợp truyền thống cùng hiện đại, có nghệ thuật Opera hòa quyện với thi pháp thể loại của sân khấu truyền thống.

Để làm nổi bật tư tưởng và tầm vóc của Người, sân khấu được nghiên cứu kỹ lưỡng. Không gian sân khấu mở nhằm tạo không gian tôn vinh nghệ thuật biểu diễn của nghệ sĩ và nhạc công dân tộc độc tấu, song tấu, hòa tấu trên nền dàn nhạc giao hưởng.

Đặc biệt, sân khấu tận dụng tối đa hiệu ứng công nghệ để tác động trực quan vào xúc cảm và sự thấu hiểu của người xem.

Cụ thể, phối cảnh sân khấu là sự tương tác giữa hiệu ứng công nghệ của hình họa visual ảo, kết hợp tổng thể thiết kế sân khấu có cảnh trí cứng và cảnh động (là nghệ thuật trình diễn của nghệ sĩ múa, dàn hợp xướng).

Trong đó, sân khấu có thiết kế nổi hình bản đồ Việt Nam. Lần đầu tiên, một màn hình led cong được dựng ôm lấy bản đồ, để tạo ra hiệu ứng về thị giác, thính giác.

"Điều này nhằm gửi gắm thông điệp và suy tưởng mở cho khán giả hình dung về chặng đường từ Bắc vào Nam, từ đất liền ra biển cả, vượt trùng dương đến với những nền văn minh xa xôi của Người”, Tổng đạo diễn Tuyết Minh chia sẻ.

(Theo Giao thông)

Các tin khác
Từ trái qua: Nguyễn Minh Khắc, Phạm Văn Kiên, Nguyễn Minh Kha. Ảnh: TeamHuongGiang

Phạm Văn Kiên, chàng trai Yên Bái, thí sinh đội Hương Giang - đoạt quán quân chương trình "Quý ông hoàn mỹ", tối 22/4.

Một tác phẩm ký họa của danh họa Tô Ngọc Vân.

70 tác phẩm ký hoạ kháng chiến miền Nam được trưng bày tại Bảo tàng Mỹ thuật Hà Nội từ 26/4 đến 8/5.

Một số hình ảnh trưng bày trống đồng, hiện vật cổ tại Bảo tàng cổ vật Đông Sơn.

Những trống đồng cổ có cách đây hàng nghìn năm lưu giữ giá trị lịch sử, văn hoá, tinh thần của cư dân Việt cổ đang được lưu giữ tại Bảo tàng cổ vật Đông Sơn (tại số 1, đường Cù Chính Lan, phường Đông Thọ, TP Thanh Hoá).

Hồng Nhung và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Ảnh: Dương Minh Long

Hồng Nhung lần đầu viết sách kể chuyện từ bé đến trưởng thành, trong đó có 10 năm gắn bó nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục