Vĩnh biệt Peter Brook - nhà soạn kịch vĩ đại của thế kỷ 20

  • Cập nhật: Thứ hai, 4/7/2022 | 7:35:50 AM

Đạo diễn, nhà soạn kịch, nhà sản xuất người Anh Peter Brook, một trong những nghệ sĩ có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20, đã qua đời ngày 2-7 ở tuổi 97.

Peter Brook sinh ra tại London (Anh) vào ngày 21-3-1925 trong một gia đình người Do Thái di cư từ Latvia.

Ngay từ những năm 20 tuổi, ông đã là một giám đốc nhà hát kịch nổi tiếng tại khu vực West End của London.

Trước khi 30 tuổi, ông đã đạo diễn thành công nhiều vở kịch. Bộ phim nổi tiếng đầu tay của ông là Chúa Ruồi, được chuyển thể từ bộ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn William Golding. Nội dung tiểu thuyết kể về một cậu bé bị lạc trên đảo hoang, dần dần bị tha hóa trước cái ác do khát vọng sinh tồn.

Khao khát những trải nghiệm mới, vào năm 1971, ông đã chuyển đến Paris (Pháp), thành lập Trung tâm Nghiên cứu nhạc kịch quốc tế, mở màn cho việc hợp tác với một nhóm diễn viên như Mirren, ngôi sao huyền thoại người Nhật Bản Yoshi Oida trên hành trình đi khắp châu Phi để thử nghiệm ý tưởng mới.

Theo nhà phê bình kịch John Heilpern, ông Brook có niềm tin rằng sân khấu là nơi giải phóng trí tưởng tượng của khán giả. Không cần kịch bản, hay phiên dịch, chỉ cần trải thảm xuống, diễn viên bước lên sân khấu là vở kịch lập tức có thể bắt đầu dù chỉ là ở một ngôi làng hẻo lánh.

Tại nhà hát kịch Bouffes du Nord, ông tiếp tục đưa những vở kịch của mình đến với toàn thế giới. Ông từng có thời gian quay lại Anh vào năm 1997 với vở kịch Happy Days (Những ngày hạnh phúc), trong đó nữ diễn viên Natasha Parry, cũng là vợ ông, đóng vai chính.

Tác phẩm đã được đón nhận nồng nhiệt, trong khi các nhà phê bình đánh giá ông là một trong những đạo diễn tuyệt vời nhất mà London không có được.

Bước sang tuổi 85 vào năm 2010, ông đã nhường lại vị trí lãnh đạo nhà hát Bouffes du Nord nhưng tiếp tục tham gia công tác biên kịch. 8 năm sau, ở tuổi 92, ông đã viết và dàn dựng thành công vở kịch The Prisoner (Tù nhân) với bà Marie-Helene Estienne, một trong hai người bạn đời của mình.

Đây là câu chuyện được lấy cảm hứng từ những trải nghiệm thực tế của ông khi đến Afghanistan để quay phim vào năm 1978.

Trong suốt sự nghiệp của mình, ông đã đem lại sức sống mới cho nghệ thuật khi kết hợp nhuần nhuyễn những nhân tố cơ bản nhưng cũng đầy sức hút của kịch sân khấu.

Ông đã giành được nhiều giải thưởng như đạo diễn xuất sắc nhất của Tony Award cho vở kịch Marat/Sade (1966), A Midsummer night's dream (1971), giải Emmy cho vở kịch La tragédie de Carmen (1984), giải Emmy quốc tế cho The Mahabharata (1990), giải Dan David (2005).

(Theo TTO)

Các tin khác
Nghệ thuật múa đang “loay hoay” trong việc tìm khán giả.

Múa là một loại hình nghệ thuật khá kén khán giả. Tuy vậy, Múa lại chiếm vị trí khá quan trọng trong nhiều chương trình nghệ thuật tổng hợp như Ca Múa Nhạc... Thế nhưng múa dường như lại khá mờ nhạt so với những bộ môn nghệ thuật khác như ca hoặc nhạc. Chính điều này khiến nhiều nghệ sĩ múa băn khoăn phải chăng chúng ta không có công chúng của môn nghệ thuật này?

Tác phẩm hoa đạo Nhật Bản thu hút nhiều ánh nhìn.

Triển lãm Ikebana (hoa đạo) Nhật Bản lần đầu được tổ chức bởi Hội sở Ikenobo Việt Nam (Ikenobo Vietnam Centre Study Group) tại Nhà Triển lãm Mỹ Thuật TP HCM.

Lãnh đạo tỉnh Bắc Ninh tặng hoa cho Đoàn làm phim 'Bình minh phía trước.'

Bộ phim "Bình minh phía trước” là câu chuyện về một thanh niên An Nam đi tìm ánh sáng và chân lý, về quá trình nhận thức, hành động và trưởng thành và anh dũng hy sinh của một nhân vật lịch sử.

Số đầu tiên của chương trình

Đài Truyền hình Việt Nam vừa thông báo, từ ngày 3-7-2022 sẽ ra mắt chương trình truyền hình giải trí mới trên VTV3, với tên gọi “Khách sạn 5 sao”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục