Lễ hội Đền Thác Bà Xuân Ất Tỵ 2025 được tổ chức trong 2 ngày 5 – 6/2

  • Cập nhật: Chủ nhật, 26/1/2025 | 9:27:32 AM

YênBái - Lễ hội Đền Thác Bà, huyện Yên Bình sẽ diễn ra trong 2 ngày từ 5-6/2, tại sân Đền Thác Bà và khu vực nhà văn hoá ngoài trời, sân vận động thể thao của Công ty Cổ phần Thủy điện Thác Bà.

Nghi thức tế Đền truyền thống được thực hiện tại Lễ hội Đền Thác Bà
Nghi thức tế Đền truyền thống được thực hiện tại Lễ hội Đền Thác Bà

Lễ khai mạc sẽ có phần rước kiệu lên sân Đền, Lễ tế thực hiện theo nghi thức tế Đền truyền thống.

Trong phần hội sẽ diễn ra các hoạt động văn nghệ, thể thao: Thi đấu bóng chuyền da, cờ tướng, ném còn, kéo co, đẩy gậy, trò chơi bịt mắt đánh trống; tổ chức thi nấu chè kho; giao lưu văn nghệ và thi dân vũ các xã khu vực Thác Bà; các tour tham quan các di tích lịch sử và khám phá danh thắng quốc gia Hồ Thác Bà (Thuỷ điện Thác Bà - Phúc An - Xuân Long; Thác Bà - Ngòi Tu - Động Thuỷ Tiên; Thác Bà - Động Cầu Quây; Thác Bà - Đát Ô Đồ - Động Thuỷ Tiên; Thác Bà - Ngòi Tu - Đát  Đồ; các điểm du lịch tâm linh: Đền Thác Bà, Đình Khả Lĩnh, Chùa Nổi, Đền Cửa Ngòi, Đình Phúc Hoà, Chùa Phúc Hoà…”

Di tích Đền Thác Bà có từ lâu đời, gắn với nghi thức thờ Mẫu là công chúa Minh Đạt - con gái vua Hùng Vương thứ 18. Đền tọa lạc bên hữu ngạn sông Chảy, mặt hướng ra sông theo hướng Đông Đông Bắc. Sau nhiều lần tôn tạo, phục dựng nhưng vẫn giữ được dáng vẻ cổ xưa, toát lên linh khí của đền xưa chốn cũ. Với những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học đã được khẳng định của di tích, ngày 28/12/2004, UBND tỉnh Yên Bái đã quyết định xếp hạng Đền Thác Bà là di tích cấp tỉnh. Trong đó, có khẳng định Đền Thác Bà là một phần quan trọng của Di tích lịch sử, danh thắng quốc gia hồ Thác Bà.

Ngày 18/6/2021, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận Đền Thác Bà là Di tích quốc gia thuộc Di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh quốc gia hồ Thác Bà. 

Mạnh Cường

Tags Yên Bái Thác Bà Thủy điện Ất Tỵ 2025

Các tin khác
Nghệ nhân Đặng Hữu Thanh tỉ mỉ vẽ từng đường nét của tranh thờ.

Nghề vẽ tranh thờ là nét văn hóa đặc sắc mang đậm dấu ấn tâm linh, truyền tải ước vọng may mắn, bình an của đồng bào dân tộc Dao Yên Bái. Được truyền qua bao thế hệ, nghề vẽ tranh thờ đã trở thành một phần của tín ngưỡng, là biểu tượng của sự kính trọng với tổ tiên, thần linh không thể thiếu. Với niềm say mê, tâm huyết trong việc duy trì, phát triển văn hóa truyền thống của dân tộc, Nghệ nhân Đặng Hữu Thanh ở xã Đại Sơn, huyện Văn Yên đã dày công học tập, nghiên cứu, truyền dạy nghề vẽ tranh thờ, góp phần làm nên sức sống văn hóa trong nhịp sống hiện đại.

Nghệ nhân Ưu tú Điêu Thị Xiêng ở thôn Đêu 2, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ (bên phải) đang thực hiện một nghi lễ cúng tế tổ tiên trong ngày tết.

Ở Nghĩa Lộ - Mường Lò, dân tộc Thái chiếm 48% dân số. Đồng bào Thái nơi đây đã gìn giữ bền vững những nét đẹp văn hóa trong phong tục, tập quán, đặc biệt là nghi lễ thờ cúng ngày tết, ngày xuân và đây là một phần không thể thiếu trong đời sống tâm linh, tín ngưỡng truyền thống của họ.

Lúa nếp gặt về được chế biến ngay trong ngày.

Mỗi sớm mai, khi mặt trời ló dạng sau những dãy núi, vùng đất Tú Lệ, huyện Văn Chấn bừng lên sức sống. Không chỉ nổi tiếng bởi những thửa ruộng bậc thang, Tú Lệ còn làm say lòng du khách bởi hương cốm nếp Tan đặc trưng - một sản vật gắn liền với đời sống và văn hóa của đồng bào dân tộc Thái nơi đây.

Người Tày Yên Bái tự hào khi Nghệ thuật trình diễn dân gian “Khắp cọi” được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Yên Bái - mảnh đất có 30 dân tộc anh em cùng sinh sống là nơi có bề dày của di sản văn hóa phi vật thể - kết tinh của những lễ hội, phong tục, tập quán, tri thức dân gian của mỗi dân tộc. Hội tụ đa sắc màu văn hóa các dân tộc, Yên Bái tự hào khi nhiều di sản được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được ghi danh. Đây cũng là công cụ hỗ trợ tích cực trong việc định vị hình ảnh, xây dựng thương hiệu, sản phẩm du lịch của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục