Tái hiện truyền thuyết Vua Hùng dạy dân cấy lúa

  • Cập nhật: Thứ tư, 12/2/2025 | 3:17:21 PM

Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa là lễ hội duy nhất mang đặc trưng, tiêu biểu khởi thủy nghề trồng lúa nước của cư dân nông nghiệp Việt Nam, gắn liền với thời đại Hùng Vương.

Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa diễn ra ngày 12/2
Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa diễn ra ngày 12/2

Ngày 12/2 (tức 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại đàn Tịch Điền, phường Minh Nông, TP Việt Trì (Phú Thọ) diễn ra Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa.

Đây được coi là lễ hội duy nhất mang đặc trưng, tiêu biểu khởi thủy nghề trồng lúa nước của cư dân nông nghiệp Việt Nam, gắn liền với thời đại Hùng Vương.

Theo truyền thuyết, thuở xưa người dân chưa biết cày cấy, làm ra thóc gạo mà ăn, chỉ sống bằng rễ cây, thịt thú rừng và nhiều loại quả, rau dại nhặt được. Các vùng đất ven sông mỗi lần nước lớn dâng lên lại được phù sa bồi thêm màu mỡ.

Vua Hùng thấy đất tốt liền gọi người dân tới, bảo tìm cách đắp bờ giữ nước; thấy lúa mọc hoang nhiều mới bày cách cho dân giữ hạt, gieo mạ, khi mạ lên xanh thì đem cấy vào các ruộng có nước.

Lúc đầu người dân không biết cấy nên tìm hỏi vua. Vua Hùng nhổ mạ lên, đem tới ruộng nước, lội xuống cấy cho người dân xem để mọi người làm theo.

Kể từ đó, cứ vào đầu vụ hàng năm (tháng Giêng và tháng 6 âm lịch), người dân Minh Nông làm lễ tịch điền để tri ân công lao to lớn của Vua Hùng.

Đến năm 2018, UBND TP Việt Trì tổ chức khôi phục Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa, tưởng nhớ, tri ân công lao của Vua Hùng từ ngày đầu dựng nước, khai sáng ra nghề nông.

Lễ hội gồm 2 phần. Phần lễ gồm các nghi thức Cáo yết, cúng Thần Nông, tế lễ và lễ nhập vía Vua Hùng, tái diễn "Vua Hùng dạy dân cấy lúa". Phần hội diễn ra các hoạt động thi cấy lúa của các đội và các trò chơi dân gian.

Lễ hội đã thu hút sự tham gia, theo dõi của đông đảo người dân và du khách thập phương, tô điểm thêm cho Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc.

(Theo DTO)

Các tin khác
Lễ hội đình Mường A, xã Ngòi A, huyện Văn Yên thu hút đông đảo du khách tới tham quan, chiêm bái.

Những năm gần đây, Yên Bái đã trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam. Bên cạnh các loại hình du lịch sinh thái, mạo hiểm, du lịch tâm linh cũng đang trở thành xu hướng phát triển trên địa bàn tỉnh, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước. Sự phát triển này không chỉ góp phần tôn vinh các giá trị tâm linh mà còn bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử của đồng bào các dân tộc.

Đông đảo người dân, du khách đến đền Trần để vãn cảnh, chiêm bái cầu mong một năm mới may mắn, bình an… cho bản thân và gia đình.

Hằng năm, cứ vào đêm 14, rạng sáng 15 tháng Giêng âm lịch, tại Khu di tích lịch sử, văn hóa Đền Trần - Chùa Tháp, phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định diễn ra nghi Lễ Khai ấn.

Hòa chung không khí phấn khởi mừng Đảng, mừng xuân, mừng đất nước quê hương đổi mới, chiều 11/2, Hội Liên hiệp VHNT tỉnh Yên Bái phối hợp với Trung tâm Văn hóa tỉnh tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23 - Nguyên tiêu Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tổ quốc bay lên”.

Phụ nữ dân tộc Dao quần trắng trong trang phục truyền thống

Dân tộc Dao quần trắng trên địa bàn tỉnh Yên Bái có lối sống và văn hóa cực kỳ độc đáo, là một trong những mảnh ghép làm nên sự đa dạng trong sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam. Cùng với nhiều phong tục, tập quán lâu đời giàu bản sắc, trang phục truyền thống của người Dao quần trắng mang màu sắc riêng biệt, không pha trộn với bất cứ dân tộc nào, là sản phẩm kết tinh những tinh hoa văn hóa được người phụ nữ sáng tạo và không ngừng hoàn thiện phù hợp với điều kiện tự nhiên nơi người Dao quần trắng sinh sống, thị hiếu tộc người và đạt giá trị thẩm mỹ cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục