VTV3 thêm khung giờ vàng cho phim Việt

  • Cập nhật: Thứ năm, 13/2/2025 | 3:30:07 PM

Từ 17/2/2025, Đài Truyền hình Việt Nam sẽ ra mắt khung giờ phim mới vào lúc 20h các tối từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên VTV3.

Hai đoàn làm phim tại họp báo ra mắt.
Hai đoàn làm phim tại họp báo ra mắt.

Hai bộ phim được lựa chọn để "khai sóng" đến từ 2 đạo diễn là NSƯT Vũ Trường Khoa và Trịnh Lê Phong, với 2 phong cách kể chuyện và chủ đề khác biệt, hứa hẹn sẽ mang đến nhiều cảm xúc cho khán giả truyền hình.

Khung giờ buổi tối với đa dạng những chương trình giải trí, gameshow, ca nhạc, phim truyền hình …từ lâu này vẫn mang đến cho khán giả những món ăn tinh thần đặc sắc. Bên cạnh việc đầu tư vào nội dung, Đài truyền hình Việt Nam cũng liên tục thực hiện khảo sát, nghiên cứu để điều chỉnh, sắp xếp khung sóng sao cho phù hợp với thói quen của khán giả.

Kể từ 17/2/2025, VTV sẽ cho ra mắt khung sóng mới đối với dòng phim truyền hình thời lượng 45’/tập, theo đó các bộ phim sẽ được phát sóng vào 20h các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần trên kênh VTV3. Trên thực thế, đây cũng được coi là ‘khung giờ vàng’ (prime time) của phần lớn các Đài truyền hình Việt Nam và quốc tế. Khung giờ mới được kỳ vọng sẽ giúp các bộ phim có thể tiếp cận được đông đảo truyền hình hơn. Như vậy, trong một buổi tối, khán giả của VTV có thể xem phim từ 20h đến 20h45 trên kênh VTV3 và từ 21h00 đến 21h30 trên kênh VTV1.

Chia sẻ về lý do lựa chọn khung giờ này, Quyền giám đốc Trung tâm phim Truyền hình, Đài THVN, NSƯT Lê Mạnh cho biết, trong thời gian qua, Đài THVN cũng đã nghiên cứu và sắp xếp lại khung giờ để làm sao đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khán giả. Và phim truyền hình đã được lựa chọn để phát vào khung giờ này.

Ở khung giờ 20h00 thứ Hai, Ba, Tư sẽ chiếu phim: "Cha tôi, người ở lại" của đạo diễn, NSƯT Vũ Trường Khoa mang đến câu chuyện gia đình nhìn qua tưởng chừng quen thuộc nhưng lại được khai thác ở những khía cạnh mới lạ. Đó là gia đình có tới 2 ông bố cùng nuôi dưỡng 3 đứa con không cùng huyết thống nhưng ở đó lại đầy ắp yêu thương, ấm áp. Ngược lại, những người thân ruột thịt của bọn trẻ lại làm tổn thương, gây đau khổ cho chúng. Bộ phim đem lại những thông điệp sâu sắc khi cắt nghĩa khái niệm: Thế nào là người nhà? gia đình kết nối với nhau bằng huyết thống hay tình yêu thương chân thành?

Bên cạnh câu chuyện gia đình ấm áp, "Cha tôi, người ở lại" còn là hành trình trưởng thành của 3 người con ở hai thời kỳ: thời cấp 3 đáng yêu với tuyến truyện học đường tạo nên hơi thở thanh xuân; và thời trưởng thành với những mầu sắc mới mẻ, tươi tắn, cuốn hút về tình yêu của người trẻ. Tất cả đã tạo thêm sự tươi sáng cho bộ phim và dễ dàng tiếp cận đến khán giả trẻ. Vốn là người rất kỹ càng trong việc khai thác tâm lý nhân vật, đạo diễn Vũ Trường Khoa lựa chọn diễn viên hoàn toàn dựa trên độ ‘hợp vai’, theo đó 2 ông bố được đảm nhiệm bởi NSƯT Bùi Như Lai và NSƯT Thái Sơn, trong khi 3 người con là Ngọc Huyền, Trần Nghĩa và Thái Vũ. Phim còn có sự góp mặt của nhiều cái tên đáng chú ý khác như Thu Quỳnh, Lương Thu Trang, NSƯT Kiều Anh, Minh Tiệp, Trung ‘ruồi’…

Ở khung giờ 20h thứ Năm, Sáu, sau thành công của "Người một nhà", đạo diễn Trịnh Lê Phong thử sức với dòng phim hành trình cùng bộ phim có tên gọi "Những chặng đường bụi bặm". Chuyện phim bám theo 3 người đàn ông ở ba độ tuổi khác nhau, cùng bị đẩy đến bên lề cuộc sống. Họ lên một chuyến xe muốn chạy trốn thế giới, nhưng đó lại một hành trình cho họ niềm hi vọng và vun đắp một mái nhà chung.

Một người đàn ông ra tù ở tuổi xế chiều (ông Nhân – NSƯT Võ Hoài Nam), một công tử thất thế (Nguyên – Đình Tú) và một thằng nhóc móc túi (Phỏm – bé Đức Phong) cùng nhau tạo nên một câu chuyện ấm áp, nhiều tiếng cười và gợi cả những suy tư về lẽ sống, đem đến góc nhìn tươi sáng tích cực về tình người trong xã hội.

Đạo diễn Trịnh Lê Phong bộc bạch: "Đây là một bộ phim gọi là phim hành trình cũng được, vì nhân vật có những nhiệm vụ, trách nhiệm phải đi. Trên những cung đường đó, họ sẽ gặp những hoàn cảnh, những cuộc đời mà đối với chính bản thân họ, họ sẽ tự hoàn thiện qua những sự việc mà họ gặp trong cuộc sống đó".

"Cha tôi, người ở lại" và ‘"Những chặng đường bụi bặm", hai bộ phim với hai phong cách khác biệt nhưng đều giàu cảm xúc và mang nhiều ý nghĩa sẽ là sự khởi đầu không thể tốt hơn cho khung giờ mới, đồng thời sẽ giúp đây sớm trở thành một khung giờ quen thuộc đối với những khán giả yêu thích phim truyền hình Việt.

(Theo Tổ quốc)

Các tin khác
Các đại biểu dâng hương, dâng hoa tại chùa Côn Sơn.

Ngày 13/2, tại khu di tích Côn Sơn (Chí Linh), tỉnh Hải Dương tổ chức Lễ khai hội truyền thống mùa xuân Côn Sơn-Kiếp Bạc; tưởng niệm 691 năm Ngày viên tịch của Đệ Tam Tổ Trúc Lâm Huyền Quang tôn giả (1334-2025); kỷ niệm 60 năm Bác Hồ về thăm Côn Sơn và phát động Tết trồng cây.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư thực hiện nghi thức đánh trống khai mạc đêm thơ Tổ quốc bay lên.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư Nguyễn Trọng Nghĩa dự, gióng trống khai mạc đêm thơ "Tổ quốc bay lên" trong khuôn khổ Ngày thơ Việt Nam 2025.

Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa diễn ra ngày 12/2

Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa là lễ hội duy nhất mang đặc trưng, tiêu biểu khởi thủy nghề trồng lúa nước của cư dân nông nghiệp Việt Nam, gắn liền với thời đại Hùng Vương.

Lễ hội đình Mường A, xã Ngòi A, huyện Văn Yên thu hút đông đảo du khách tới tham quan, chiêm bái.

Những năm gần đây, Yên Bái đã trở thành điểm sáng trên bản đồ du lịch Việt Nam. Bên cạnh các loại hình du lịch sinh thái, mạo hiểm, du lịch tâm linh cũng đang trở thành xu hướng phát triển trên địa bàn tỉnh, thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách trong và ngoài nước. Sự phát triển này không chỉ góp phần tôn vinh các giá trị tâm linh mà còn bảo tồn các giá trị văn hóa, lịch sử của đồng bào các dân tộc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục