Hoàng thành Thăng Long đón bằng xếp hạng Di tích cấp quốc gia
- Cập nhật: Chủ nhật, 10/2/2008 | 12:00:00 AM
Sáng 10/2 tức mùng 4 Tết Mậu Tý, tại khu di tích Thành cổ Hà Nội, Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội đã vinh dự được đón bằng công nhận là Di tích lịch sử, kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long trong buổi lễ lịch sử sáng 11/2.
|
Trước khi diễn ra Lễ hội vinh danh hào khí Thăng Long - Hà Nội ngàn năm và đón bằng công nhận di tích, BTC hội Xuân cũng đã tổ chức Lễ rước Đức Thái Tổ nhà Lý từ quê hương Đình Bảng về Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
Trong số các Kinh đô còn dấu tích hiện hữu của Việt Nam thời cổ - trung đại (Cổ Loa, Hoa Lư, Thăng Long, Tây Đô, Huế…) thì Thăng Long là Kinh đô lớn nhất, nổi tiếng nhất, có lịch sử tồn tại lâu dài nhất, có vị trí và tầm quan trọng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam.
Do nhiều nguyên nhân, Kinh đô Thăng Long cổ xưa đã bị hủy hoại và vùi sâu dưới lòng đất. Trên mặt đất hiện chỉ còn một phần nhỏ của khu trung tâm Hoàng Thành Thăng Long - Hà Nội. Tuy trải qua nhiều biến động, đặc biệt là cuộc phá thành Hà Nội của thực dân Pháp, các cơ quan, công sở, doanh trại và nhà ở hiện đại… đang phủ kín hầu khắp diện tích bề mặt, nhưng cho đến nay, di tích Kỳ Đài, Đoan Môn, Kính Thiên, Hậu Lâu và còn rất nhiều dấu tích quan trọng dưới lòng đất.
Ngay sau khi được Bộ Quốc phòng bàn giao cho UBND TP Hà Nội, Khu di tích luôn được đánh giá là di tích lịch sử - cách mạng, kiến trúc - nghệ thuật tiêu biểu cho lịch sử dân tộc, là Quốc đô của nước Đại Việt từ năm 1010 đến năm 1788 và từ năm 1945 là thủ đô của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là minh chứng cho sự phát triển của lịch sử Thủ đô và dân tộc trên tất cả các mặt chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật…
Năm 2002, sự phát lộ của Di tích Khảo cổ học 18 Hoàng Diệu cách nền điện Kính Thiên khoảng 100m, cách Đoan Môn khoảng 170m ở vị trí phía Tây của Cung thành hay Cấm thành tức là trung tâm của Hoàng thành với nhiều tầng văn hóa, những bằng chứng vật chất của sự tiếp nối liên tục về lịch sử của dân tộc Việt Nam qua hơn 1000 năm dựng nước và giữ nước. Rất nhiều hiện vật và dấu tích kiến trúc hiện diện trên di tích đã phản ánh rõ những giá trị lịch sử văn hóa, đồng thời khẳng định bản sắc độc đáo của Kinh đô Thăng Long trong suốt chiều dài lịch sử vẻ vang của dân tộc Việt Nam.
Việc bảo tồn Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội sẽ biến Hà Nội thành một địa điểm học tập, nghiên cứu, du lịch quan trọng cho hôm nay và mai sau, sự phát triển của hệ thống di sản Hoàng thành Thăng Long sẽ đặt Hà Nội vào vị trí quan trọng của các địa điểm đến trên thế giới. Điều đó sẽ tạo ra một sức hút mạnh mẽ đối với các nhà nghiên cứu, khách du lịch và những nhà tổ chức hội nghị đến Hà Nội và Việt Nam.
Với tất cả giá trị đó, ngày 28/12/2007, Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch đã ra quyết định số 16/2007/QĐ-BVHTTDL công nhận xếp hạng Khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
(Theo HNMĐT)
Các tin khác
Đám cưới chuột- bài hát ngắn nhưng có sức bền dai dẳng. 10 năm kể từ khi bài hát thành hình cũng là chặng đường phấn đấu từ một hit trong làng nhạc rock tới một ca khúc thịnh hành từ lứa tuổi mẫu giáo.
Theo mẫu Hán tự, chữ hiếu gồm chữ lão và chữ tử ghép thành. Chữ lão ở trên, chữ tử ở dưới. Nhìn chữ hiếu khiến người đời liên tưởng đến một ông bố già, không đi lại được, buộc người con phải cõng. Làm được như thế, người con đã thể hiện được đạo hiếu của mình.
YBĐT - Mường Lò, mảnh đất phía Tây tỉnh Yên Bái có 16 dân tộc chung sống từ lâu đời. Mỗi dân tộc đều có nền văn hóa dân gian cổ truyền riêng biệt, phong phú, đa dạng, đậm đà bản sắc dân tộc và làm đẹp, làm giàu cho kho tàng văn hóa Việt Nam.
Một giọng hát then trong trẻo hòa cùng nhịp đàn tính tẩu khoan thai, du dương hòa quyện với thanh âm dìu dặt của đất trời: