Phim kỷ niệm 120 năm sinh nhật Bác

  • Cập nhật: Thứ tư, 5/8/2009 | 12:00:00 AM

Nhìn ra biển cả” sẽ đưa người xem trở lại với giai đoạn lịch sử cách nay 99 năm trên mảnh đất Phan Thiết. Bộ phim tái hiện thời gian Hồ Chủ tịch ở Trường Dục Thanh - Phan Thiết năm 1909 - 1910.

Trường Dục Thanh ở Phan Thiết.
Trường Dục Thanh ở Phan Thiết.

Kịch bản đoạt giải nhì trong cuộc thi Sáng tác kịch bản hưởng ứng Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” - “Nhìn ra biển cả” của nhà biên kịch, nhà thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát - được Hãng phim Hội Điện ảnh Việt Nam giao cho Trần Lực làm đạo diễn, theo dự kiến sẽ ra mắt đúng dịp kỷ niệm 120 năm sinh nhật Bác - 19/5/2010.

“Nhìn ra biển cả” sẽ đưa người xem trở lại với giai đoạn lịch sử cách nay 99 năm trên mảnh đất Phan Thiết. Bộ phim tái hiện thời gian Hồ Chủ tịch ở Trường Dục Thanh - Phan Thiết năm 1909 - 1910. Ngày đó, thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở độ tuổi đôi mươi, trẻ trung, lịch lãm, dung dị, thương yêu, tận tụy, hết lòng mở mang trí đức cho học sinh. Đó là hình ảnh của một người thầy đặc biệt. Bên cạnh đó còn có một số nhân vật là học trò, lứa tuổi 12 - 15, hình ảnh một số nhà chí sĩ yêu nước sáng lập ra trường Dục Thanh, là những người có ảnh hưởng không nhỏ đối với việc hình thành nhân cách, ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Bác sau này.

Hình ảnh Hồ Chủ tịch ở bộ phim này sẽ hiện lên khác so với hình ảnh người xem đã từng cảm nhận về Người qua các tác phẩm trước đây, và đặc biệt gần gũi với giới trẻ. Hồ Chủ tịch thời điểm trong phim là một thanh niên khỏe mạnh - vì Người còn dạy môn thể dục. Người lịch lãm và sâu sắc bởi khi ấy đã có một đời sống độc lập và đã có một thời gian dài học tập, tích lũy kiến thức. Mà ở đây là sự bồi bổ cả vốn liếng Nho học lẫn tiếp cận tri thức, văn hóa Tây phương. Và xuyên suốt tất cả là tình yêu nước nồng nàn, trong sáng của tuổi trẻ, động lực nung nấu và thúc đẩy Người ngay sau thời gian này sẽ đi tìm đường cứu nước.

Bối cảnh trong phim trải dài khắp khu vực Nam Trung bộ: Huế, Quy Nhơn - Bình Định, đậm đặc nhất là ở Trường Dục Thanh - Phan Thiết với mức kinh phí dự kiến khoảng 7 tỷ đồng. Theo bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, đây là bộ phim không nhiều bối cảnh hoành tráng nhưng lại khá công phu vì phải tạo dựng lại hoàn toàn cảnh trí, đạo cụ, phục trang của những năm đầu thế kỷ 20, nhất là phải dùng phim trường để dựng lại toàn bộ bối cảnh như Trường Dục Thanh..., một số cảnh đông người như cuộc biểu tình lớn năm 1908 chống sưu cao thuế nặng của bà con nông dân, tiểu thương ở Huế mà người thanh niên Nguyễn Tất Thành tham gia và cảnh nhà máy xe lửa mà thực dân Pháp đang khai hóa…

Đạo diễn Trần Lực cũng cho biết: “Chúng tôi chuẩn bị đi chọn cảnh ở Huế, Phan Thiết… Tất nhiên, một trong những không gian cơ bản sẽ là ngôi trường Dục Thanh. Tại đây chỉ còn một số khuôn viên cũ. Sẽ có nhiều chỗ phải dựng lại. Kế hoạch ra mắt bộ phim là dịp kỷ niệm 120 năm Ngày sinh của Bác (19/5/2010), vì thế các công việc hiện nay chuẩn bị cho phim đang rất khẩn trương”.

Về diễn viên vào vai thầy giáo Nguyễn Tất Thành, đạo diễn Trần Lực chia sẻ: “Tìm diễn viên vào vai Bác thời trẻ rất khó! Với mặt bằng diễn viên trẻ hiện nay đáp ứng được các yêu cầu cho vai người thanh niên Nguyễn Tất Thành lại càng không dễ vì bản thân diễn viên cũng cần có một độ chín. Có thể không cần thật giống, điều này sẽ giải quyết được bằng hóa trang, mà quan trọng là thể hiện được tinh thần của nhân vật”.

(Theo VOV)

Các tin khác

Nhan sắc đại diện cho Việt Nam tại cuộc thi Hoa hậu Siêu quốc gia 2009, Chung Thục Quyên cho biết cô sẽ không mặc áo dài trong phần thi trang phục dân tộc mà thay vào đó là áo tứ thân với nón quai thao.

Bà Katherine (giữa) và hai cháu nội Prince Michael và Paris trong lễ tưởng niệm Michael Jackson.

Sau hơn một tháng ông hoàng nhạc pop Michael Jackson ra đi, ngày 3-8 tòa án Los Angeles đã quyết định trao quyền bảo hộ lâu dài đối với các con của cố ca sĩ này cho bà Katherine Jackson, mẹ của Michael Jackson.

Nghề rèn truyền thống của người Mông đòi hỏi sự tài hoa, khéo léo của đôi bàn tay con người.

YBĐT – Cũng như cộng đồng các cư dân nông nghiệp khác, đồng bào dân tộc Mông ở Yên Bái cũng có nhiều nghề truyền thống mang nét văn hóa độc đáo đặc trưng cho dân tộc như nghề chế tác nhạc cụ (khèn bè, khèn môi), nghề nhuộm chàm, thêu dệt thổ cẩm, nghề đan lát các dụng cụ sinh hoạt và nghề rèn đúc nông cụ. Trong đó, nghề rèn nhằm tạo ra các công cụ sản xuất, công cụ lao động của dân tộc Mông đã được rất nhiều người biết đến với những sản phẩm như con dao, chiếc xẻng, lưỡi cày hay chiếc cuốc.

Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết Mộc bản triều Nguyễn của Việt Nam đã được đưa vào danh mục di sản tư liệu thuộc chương trình “Ký ức thế giới” (Memory of the World) của UNESCO.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục