Huế:

Trùng tu nguyên vẹn một miếu thờ đặc trưng thời vua Nguyễn

  • Cập nhật: Thứ bảy, 21/7/2012 | 8:26:47 AM

Ngày 20/7, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Nhóm GCREP (CHLB Đức) đã tổ chức lễ khánh thành công trình Bảo tồn tu sửa Tối Linh Từ thuộc Phủ Nội Vụ, Đại Nội Huế, đồng thời trao chứng chỉ đào tạo bảo tồn cho các học viên tham gia dự án.

Khánh thành công trình miếu Tối Linh Từ
Khánh thành công trình miếu Tối Linh Từ

Đây là kết quả của  Dự án “Đào tạo kỹ thuật và Bảo tồn tu sửa công trình Tối Linh Từ” do Bộ Ngoại giao CHLB Đức đóng góp tài trợ cùng với nguồn vốn đối ứng của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Dư án được thực hiện tại khu vực Phủ Nội Vụ - Đại Nội Huế từ tháng 7/2011 với sự tham gia của nhóm chuyên gia bảo tồn GCREP do bà Andreas Teufel phụ trách cùng với 6 học viên được tuyển chọn từ các sinh viên trường Đại học Nghệ thuật và thợ nề ngõa truyền thống trẻ tại địa phương. Đến đầu tháng 7/2012, công trình Tối Linh Từ gồm 4 án thờ được sơn thếp vàng, khảm sành sứ và vẽ màu, cùng các phần trang trí nề ngõa, khảm sành sứ nội ngoại thất đã được trùng tu hoàn chỉnh và được bảo vệ tốt khỏi ảnh hưởng của mưa nắng khắc nghiệt.

Tối Linh Từ là một công trình miếu thờ rất đặc trưng của triều Nguyễn, được xây bằng gạch vữa và trang trí theo lối truyền thống; các họa tiết được thực hiện bằng các kỹ thuật khảm sành sứ, vẽ màu sống, phù điêu đắp nổi... mang phong cách tiêu biểu của kiến trúc Huế.

Tuy có quy mô khá khiêm tốn, nhưng công trình có những nét kiến trúc rất đặc sắc với các họa tiết trang trí nội và ngoại thất thể hiện nghệ thuật thủ công truyền thống Việt Nam nhưng lấy cảm hứng từ phong cách kiến trúc đền đài Âu châu. Theo thời gian và dưới tác động của khí hậu khắc nghiệt, công trình đã bị xuống cấp và hư hỏng nghiêm trọng, mất dần giá trị thẩm mỹ vốn có.

Dự án này được tiến hành nhằm bảo tồn bền vững một công trình di tích có giá trị mỹ thuật và văn hóa truyền thống đặc trưng cho giai đoạn cuối của Triều Nguyễn; góp phần tôn tạo cảnh quan trong quần thể di tích Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa của Nhân loại.

Dự án còn có một mục tiêu quan trọng nữa là góp phần đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật cao, hiểu biết sâu sắc trong lĩnh vực bảo tồn trùng tu, cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và tỉnh Thừa Thiên Huế. Bên cạnh đó, còn góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng và du khách đối với hoạt động bảo tồn trùng tu ở khu di sản Huế thông qua việc tổ chức cuộc triển lãm về các hình tượng trong kiến trúc Huế và giới thiệu hoạt động dự án như là một điểm nhấn trong Festival Văn hóa Huế diễn ra từ 6-17/4/2012 (Dân trí đã từng có bài viết về cuộc triển lãm khá lạ về dự án Tối Linh Từ này: http://dantri.com.vn/c23/s23-585961/trien-lam-dau-tich-va-ky-dieu.htm

Khánh thành công trình miếu Tối Linh Từ
Bà Andreas Teufel (áo dài hồng) - người có công trong việc đào tạo các nghệ nhân trẻ Việt Nam trong con đường bảo tồn di tích

Ngân sách thực hiện dự án gồm: nguồn tài trợ của phía Đức là 91.395 Euro (tương đương 2.665.717.965 đồng Việt Nam) chuyển trực tiếp cho GCREP thực hiện liên quan đến phần chuyên gia và tổ chức đào tạo; và nguồn đối ứng của Trung tâm BTDTCĐ Huế là 221.379.900 đồng (tương đương 7.590 Euro) thực hiện phần tu sửa nhỏ, chuẩn bị công trường và thủ tục cho dự án.

Theo TS.Phan Thanh Hải, GĐ Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế: “Dự án này không chỉ đơn giản là bảo tồn tu sửa một công trình trong một cụm di tích quan trọng của di sản văn hóa Huế, mà còn là công trường đào tạo thực tiễn cho một nhóm nghệ nhân trẻ của địa phương. Họ được tiếp nhận lý thuyết và kỹ năng thực hành từ các chuyên gia bảo tồn giàu kinh nghiệm của Đức để có thể thực hiện tốt công việc bảo tồn di sản Huế trong tương lai. Với sự nhiệt tình và cần mẫn của các học viên, cùng với sự hướng dẫn công phu, tận tâm của các chuyên gia Đức, công trình đã được phục hồi toàn vẹn theo đúng những tiêu chuẩn bảo tồn và trùng tu quốc tế, góp phần trả lại vẻ đẹp vốn có của công trình và tôn tạo cảnh quan trong khu vực Phủ Nội Vụ, Hoàng Thành Huế.

Các nghệ nhân trẻ địa phương nhận bằng về việc đã qua khóa đào tạo bảo tồn nguyên vẹn
Các nghệ nhân trẻ địa phương nhận bằng về việc đã qua khóa đào tạo bảo tồn nguyên vẹn

Tuy dự án tại công trình Tối Linh Từ sẽ chính thức kết thúc kể từ ngày 20/7, nhưng chương trình hợp tác giữa Trung tâm BTDT Cố đô Huế với nhóm GCREP của Đức vẫn sẽ còn tiếp tục trong thời gian sắp tới với sự khởi động của “Dự án Bảo tồn phục hồi nội thất công trình Tả Vu - Đại Nội Huế” vào tháng 10 năm nay, được thực hiện với tài trợ của Bộ Ngoại giao CHLB Đức và vốn đối ứng của Trung tâm BTDT Cố đô Huế”.

Dự án đã được các cấp lãnh đạo trong tỉnh và giới chuyên môn đánh giá cao đối với những kết quả đạt được trong lĩnh vực bảo tồn, trùng tu và đào tạo. Đây cũng là minh chứng cho mối quan hệ hợp tác bền vững giữa Việt Nam và CHLB Đức trong công tác bảo tồn các di tích văn hóa ở Việt Nam.

(Theo Dân Trí)

Các tin khác

YBĐT - Là người sống trọng nghĩa, có lẽ vì thế Hiền Phong luôn luôn khẳng định “Chẳng có người đâu khi bỏ nghĩa tình”.

Phác thảo bức tranh gốm kỷ niệm 40 năm ký kết Hiệp định Paris - Ảnh do họa sĩ Nguyễn Thu Thủy cung cấp.

Một bức tranh gốm do các họa sĩ và thợ Việt Nam thực hiện sẽ được dựng trong Tòa thị chính thành phố Choisy le Roi, Pháp.

Cuốn "Nhật ký Đặng Thùy Trâm" được chuyển ngữ sang tiếng Esperanto mang tên “Đêm qua tôi mơ về hòa bình”.Thông tin từ Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây ngày 19/7 cho biết cuốn sách “Nhật ký Đặng Thùy Trâm” bằng tiếng Nga sẽ chính thức ra mắt ngày 24/7 tới đây tại Hà Nội với sự có mặt của gia đình nữ liệt sỹ anh hùng Đặng Thùy Trâm.

Bối cảnh câu chuyện

Đối lập với sự bùng nổ của tuần trước, đêm thi Hát Ru được coi như một “dấu lặng” trên bản nhạc Đồ Rê Mí. Lần đầu tiên, trong không gian tràn ngập âm nhạc du dương êm ái, các bài hát ru nổi tiếng Việt Nam và thế giới sẽ được các bạn nhỏ Đồ Rê Mí thể hiện đầy cảm xúc. Đêm thi hứa hẹn làm tan chảy trái tim khán giả truyền hình sẽ lên sóng vào tối 22/7 trên kênh VTV3.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục