Tết Trung thu và sự khác biệt văn hóa ở các nước châu Á

  • Cập nhật: Thứ sáu, 21/9/2012 | 1:23:47 PM

Không chỉ Việt Nam, ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... người ta cũng đón Tết Trung thu náo nức, với nhiều nghi lễ khác biệt... Việt Nam

Tết Trung Thu bắt nguồn từ nền văn minh lúa nước. Khi tiết trời mát mẻ, mùa màng đang chờ thu hoạch, người nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa lao động vất vả. Theo các nhà khảo cổ thì Tết Trung Thu ở Việt Nam đã có từ cả ngàn năm trước, với những hoạ tiết minh hoạ xuất hiện trên mặt trống đồng Ngọc Lũ.

Theo phong tục người Việt, vào dịp Tết Trung Thu, cha mẹ bày cỗ cho các con “phá cỗ”, mua lồng đèn thắp nến để các con rước đèn. Cỗ mừng trung thu gồm bánh Trung Thu, kẹo, mía, bưởi, hồng và các thức hoa quả khác đặc trưng của mùa thu. Đây là dịp để cha mẹ thể hiện tình thương yêu con cái. Về sau, Trung thu còn có thêm một số nét nghĩa rất đẹp khác là dịp sum vầy, đoàn tụ của cả gia đình, là dịp tri ân tới những người có công ơn với ta.

Trung thu ở các nước Đông Á


Bánh nướng, bánh dẻo cũng giống như bánh chưng của người Việt có chung một nét nghĩa là vỏ bánh bọc lấy các loại nhân thể hiện tình cảm gắn bó, bao bọc lẫn nhau. Nguyên liệu làm bánh cũng toàn là những sản phẩm nông nghiệp thân quen, dễ kiếm, dễ làm nên được coi là thứ bánh dân dã của dân gian.

Tết Trung Thu vốn được coi là ngày Tết của trẻ em nên còn có tên gọi là Tết trông Trăng. Trẻ em trong dịp Tết này thường được người lớn tặng đồ chơi. Những món đồ truyền thống gồm có đèn ông sao, đèn lồng, mặt nạ chú tễu, đèn kéo quân, đèn cù, trống... rồi bánh nướng, bánh dẻo... Vào ngày tết này, người ta tổ chức bày cỗ, trông trăng, múa lân-sư-rồng, rước đèn.

Cũng trong dịp này người dân thường mua bánh trung thu, dâng trà, rượu lên cúng tổ tiên vào buổi tối khi Trăng Rằm lên cao. Trong ngày này, mọi người thường biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng và các ân nhân bánh Trung Thu để tri ân. Thời xưa, ông bà ta còn hay tổ chức hát Trống Quân trong dịp Tết này.

Tết Trung thu tại Nhật Bản
 

Trung thu ở các nước Đông Á


Tết Trung thu ở Nhật được gọi là Tsukimi hoặc Otsukimi nghĩa là “ngắm trăng”. Nó cũng diễn ra vào đúng ngày Rằm tháng Tám khi trăng tròn nhất, sáng nhất. Ngoài ra, người Nhật còn có Tết trăng khuyết thường được tổ chức vào ngày 13 tháng Chín âm lịch.

Các đồ cũng lễ truyền thống của ngày này gồm một vài nhánh lúa và rơm khô hái về cắm vào bình hoặc treo trong nhà, cũng có thể đem tết lại thành những đồ trang trí xinh xinh mà người Nhật gọi bằng cái tên susuki. Đồ lễ không thể thiếu là bánh nếp, viên bánh tròn xoe màu trắng tượng trưng cho vầng trăng. Những thức đồ của mùa thu cũng được đưa lên bà thờ như một cách thể hiện lòng tôn kính đối với trăng. Khoai lang thường được cúng trong ngày lễ trăng tròn còn đậu đỗ và hạt dẻ thường được cúng trong lễ trăng khuyết.

Ngoài ra, một bát mì soba nấu với rong biển, trứng và nước thịt là món ăn đặc trưng truyền thống trong lễ hội trăng rằm. Trên phố, trong những ngày này, người ta thường bán bánh mì trứng với hình ảnh quả trứng rán lên tròng trịa vàng rộm tựa vầng trăng ngày Rằm.

 
Tết Trung thu tại Hàn Quốc
 

Trung thu ở các nước Đông Á


Tại Hàn Quốc, tết trung thu có tên gọi là Chuseok hoặc Hangawi nghĩa là “trung thu tuyệt vời” diễn ra vào đúng dịp thu hoạch lớn trong năm tại đất nước này. Trung thu tại Hàn Quốc kéo dài trong 3 ngày với ngày Tết chính là ngày Rằm tháng Tám âm lịch. Trong dịp lễ lớn này, người nông dân Hàn Quốc ăn mừng một vụ mùa vừa qua, những người sống xa nhà sẽ về thăm quê và cùng gia đình ăn bữa cơm đoàn viên gồm những món truyền thống của Hàn Quốc, đặc trưng nhất là loại bánh nặn bằng bột gạo có tên songpyeon và uống rượu gạo sindoju hoặc dongdongju.

Trong xã hội Hàn Quốc hiện đại, dịp lễ Trung thu kéo dài 3 ngày là một trong những dịp lễ lớn trong năm để người dân quay về thăm quê nhà, thăm phần mộ tổ tiên. Bánh songypeon hình lưỡi liềm nặn bằng bột gạo rồi đem hấp với lá thông kim là món đặc trưng nhất. Ngoài ra còn có miến trộn japchae, bò nướng bulgogi và các thức hoa quả khác của mùa thu.

Người Hàn Quốc thay vì múa lân sư rồng, sẽ hoá trang thành những chú bò, chú rùa cùng với một đoàn lễ nhạc đi đằng sau. Những trò chơi truyền thống trong dịp này còn có đánh trận giả, thi bắn cung, đấu vật… Ở miền Nam, vào đêm trăng tròn, phụ nữ và trẻ em sẽ nắm tay nhau đứng thành vòng tròn và nhảy múa dưới ánh trăng.

Tết Trung thu tại Trung Quốc
 

Trung thu ở các nước Đông Á


Tết Trung thu tại Trung Quốc lấy hai biểu tượng chính là Chị Hằng và Thỏ Ngọc trên cung trăng. Về cơ bản, Tết Trung thu của họ không khác nhiều so với Tết Trung thu của người Việt, họ cũng thường ăn bánh trung thu, chủ yếu là bánh nướng. Bên dưới mỗi chiếc đèn lồng của người Trung Quốc thường có câu đối hoặc câu đố vui để giải đố lấy may.

Người Trung Quốc thường treo đèn lồng trước cửa nhà và trên phố trong dịp này. Trong đêm Rằm người ta sẽ thả đèn trên sông, thả đèn lồng Khổng Minh lên trời để cầu may mắn, hạnh phúc đến với gia đình và người thân. Họ cũng có lễ rước đèn cho trẻ em, múa lân sư rồng và chú tễu nhảy múa trên phố.


(Theo Dân Trí)

Các tin khác

YBĐT - Đồng bào Mông hầu hết ở rải rác trên những triền núi cao, quanh năm mây mù bao phủ. Đồng bào rất thích nhảy múa, ca hát. Tiếng hát với bà con cũng cần cho đời sống hàng ngày như muối, như gạo. Vì thế đã bao đời nay, âm nhạc là tiếng nói đầu tiên trong mọi sinh hoạt của đồng bào.

Phim của đạo diễn gốc Việt đại diện Canada tranh giải Oscar.

Téléfilm Canada vừa chính thức thông báo phim Rebelle (Cô gái nổi loạn, tên tiếng Anh là War witch - Phù thủy chiến tranh) của đạo diễn gốc Việt Kim Nguyễn sẽ đại diện Canada tranh giải Oscar hạng mục phim nói tiếng nước ngoài xuất sắc nhất.

Theo Independent, lần đầu tiên trong lịch sử 85 năm của mình, giải Oscar sẽ áp dụng hình thức bỏ phiếu trực tuyến. Sau khi tham vấn ý kiến của các thành viên, Viện Hàn lâm Khoa học và Nghệ thuật Điện ảnh Mỹ thông báo hôm 19-9 rằng hình thức này sẽ bắt đầu từ năm 2013.

Barry Flanagan là một nghệ sĩ điêu khắc người Anh, nổi tiếng nhất với những bức điêu khắc bằng đồng về một chú thỏ mà ông đặt tên là Nijinski.

Triển lãm của nghệ sĩ điêu khắc Barry Flanagan (1941-2009) đang diễn ra tại sân vườn của lâu đài Chatsworth House với tên gọi “Beyond Limits” (Vượt qua những giới hạn).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục