Đại lễ kỷ niệm ngày mất của Hưng Đạo Đại vương

  • Cập nhật: Thứ ba, 2/10/2012 | 1:31:47 PM

Ngày 2/10, Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương đã tổ chức lễ tưởng niệm 712 năm ngày mất Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn tại đền Vạn Kiếp (Khu di tích Côn Sơn-Kiếp Bạc, thị xã Chí Linh). >> Côn Sơn - Kiếp Bạc đón nhận Bằng Di tích Quốc gia đặc biệt

Tượng đài Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn ở thành phố Nam Định. Ảnh minh họa.
Tượng đài Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn ở thành phố Nam Định. Ảnh minh họa.

Sau diễn văn tưởng niệm và văn tế, các đại biểu và nhân dân đã dâng hương tưởng niệm ngày mất của vị Anh hùng dân tộc.

Sau Lễ tưởng niệm Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, đã diễn ra lễ Hội quân trên sông Lục Đầu - một cuộc diễu binh bằng thuyền tái hiện cảnh ra quân của tướng lĩnh nhà Trần trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên-Mông lần thứ hai.

Thuyền tham gia lễ được trang hoàng rực rỡ, trên cắm cờ xí thời Trần và chia thành hai đội, đội mặc áo màu vàng và đội mặc áo đỏ từ hai phía Nam Tào, Bắc Đẩu tiến về đoạn Lục Đầu Giang trước cửa đền Kiếp Bạc. Trên thuyền, có người đóng vai các vị tướng nhà Trần, thuyền của tướng nào cắm cờ mang tên tướng ấy. Trên đài duyệt quân dựng bên bờ sông có các diễn viên đóng vai Trần Hưng Đạo, Yết Kiêu, Dã Tượng. Khi pháo hiệu nổi lên, hai đội thuyền bắt đầu xuất phát.

Trên bờ, các đội múa rồng lân, đội võ Nhất Nam cùng tham gia biểu diễn. Trong khi các thuyền giao nhau dưới nước, trên bờ, các đội cờ, đội gậy, đội võ hò reo theo nhịp trống vô cùng náo nhiệt.

Hưng Đạo Đại Vương tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú. Ông vốn có tài quân sự, lại là tôn thất nhà Trần, do đó trong cả 3 lần quân Nguyên-Mông tấn công Đại Việt, ông đều được vua Trần cử làm tướng chống trận.

Đặc biệt ở các cuộc kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ hai và thứ ba, ông được vua Trần Nhân Tông phong làm Quốc công Tiết chế các đạo quân thủy bộ. Dưới tài lãnh đạo của ông, quân dân Đại Việt chiến thắng ở Chương Dương, Hàm Tử, Vạn Kiếp, Bạch Đằng, đuổi quân Nguyên-Mông ra khỏi bờ cõi.

Sau khi kháng chiến chống Nguyên-Mông lần thứ ba thành công, ông về trí sĩ ở trang viên của mình tại Vạn Kiếp. Tuy nhiên, các vua Trần vẫn thường xuyên đến vấn kế sách.

Ông mất ngày 20/8 năm Canh Tý (tức ngày 5/9/1300), thọ khoảng 70 tuổi. Nhân dân đương thời lập đền thờ ông gọi là Đền Kiếp Bạc.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Tiết mục của Cụm thi đua số 5 giành giải Nhất thể loại tốp ca .

Thiết thực hưởng ứng các phong trào thi đua do công đoàn viên chức tỉnh phát động và chào mừng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024), chiều 18/5, tại rạp Hồng Hà, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức Liên hoan “Tiếng hát công chức, viên chức, lao động (CCVCLĐ)” năm 2024.

Việc lựa chọn công nghệ thực tế ảo tương tác 3D trong một không gian di sản đã được thực hiện tại một khu phòng trưng bày của Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam. Ảnh: Báo Nhân dân

Nhiều bảo tàng ở Việt Nam hiện không chỉ đơn thuần là nơi diễn ra trưng bày, triển lãm theo kỳ/cuộc mà hướng tới cung cấp trải nghiệm toàn diện cho du khách từ không gian thực cho đến không gian “ảo”.

Cựu thanh niên xung phong tham dự triển lãm cùng thắp hương cho đồng đội từng tham gia mở đường Trường Sơn

80 bức ảnh tư liệu khơi gợi niềm tự hào, kiêu hãnh trong những năm tháng mở đường Trường Sơn vừa được Trung ương Đoàn tổ chức triển lãm tại Quảng Bình.

Ba cuốn tiểu thuyết trong bộ tiểu thuyết

Tiểu thuyết “Từ Việt Bắc về Hà Nội” – tập 3 trong bộ tiểu thuyết 5 tập “Nước non vạn dặm” của nhà văn Nguyễn Thế Kỷ đã ra mắt nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890- 19/5/2023). Sách do Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Công ty Cổ phần Văn hóa và Truyền thông Liên Việt ấn hành.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục