Đầu xuân đi lễ chùa

  • Cập nhật: Thứ ba, 5/2/2013 | 4:08:32 PM

YBĐT - Năm nào cũng vậy, cứ sau giao thừa là tôi lại cùng mẹ đi lễ chùa, vãn cảnh đầu năm. Từ nhà đến Chùa Am, suốt bảy cây số đường đi lấp lánh trong ánh đèn màu, điện hoa giăng ngang lối, lung linh các hàng cây dọc phố.

Chùa Pháp Minh (thành phố Yên Bái) lung linh trong đêm giao thừa.
(Ảnh: Lê Bác Đạt)
Chùa Pháp Minh (thành phố Yên Bái) lung linh trong đêm giao thừa. (Ảnh: Lê Bác Đạt)

Những nhà dân vừa qua lễ đón quan Hành khiển của năm mới, giờ là lúc đón người vào xông đất, xông nhà đầu năm. Những nét mặt tươi vui, thân thiện, những lời chúc mừng từ hồn nhiên đến chân thành hay những lời có cánh được dịp để ban tặng cho nhau. Những tiếng “dô, dô” vang vọng nơi nhà có người xông đất của những chàng trai trẻ. Người già thì thành kính chúc nhau sức khoẻ dồi dào, ăn nên làm ra, con cháu đề huề, hạnh phúc… Chỉ một đoạn phố ngắn đã cảm nhận được không khí hồ hởi, ấm áp của mùa xuân.

Cổng Chùa Am sau giao thừa tấp nập người đi lễ. Phần đông các cụ, các bà, các chị, người nào cũng trang trọng, áo quần đẹp đẽ, tay xách hoa quả, hương đăng vào chùa. Có cả nam thanh, nữ tú. Cánh trẻ xem vẻ đi dạo nhiều hơn chủ định đi lễ, ăn mặc sành điệu, máy ảnh hoặc điện thoại model cầm tay; đồ lễ toòng teng đong đưa theo nhịp bước.

Một số bác trung niên, chắc là những doanh nhân, quần áo sang trọng, có người bưng lễ đi kèm. Đầu năm, nhà nhà đi cầu bình an, cầu tài lộc. Ai lỡ chưa kịp sắm lễ thì ngay lề đường, cổng chùa đã có hàng chục hàng bán, sẵn sàng phục vụ. Mẹ con tôi chuẩn bị từ nhà, dăm loại quả, một bó hoa, vài túi bánh kẹo. Mẹ tôi bảo: Đi lễ, cốt ở cái tâm. Thành tâm thì dù lễ mọn, một nén hương thơm động đến cửu trùng.

Tôi theo mẹ vào nơi tu lễ. Mẹ bày ba lễ, đặt tại ban Công đồng, ban Phật bà Quan âm, ban Đức Đại vương Trần triều. Một phần hoa quả tịnh, mẹ bảo để đặt tại ban thờ Mẫu, nhà thờ Tổ của chùa. Tôi chưa hiểu lắm về nơi thờ cúng, các cung, các ban thờ nên cứ lặng lẽ đi theo quan sát, nghe tiếng rì rầm của những người hành lễ xung quanh. Các tăng ni, phật tử áo dài nâu đi lại nhẹ nhàng hướng dẫn người đặt lễ, thắp hương. Đại đức trụ trì chùa vận áo cà sa vàng, giọng nói khoan thai, ấm áp, lúc thỉnh chuông đọc kinh lúc lại nhẹ nhàng tiếp người đến lễ.

Tôi hiểu không phải ai đến chùa cũng là con nhang, đệ tử, nhưng dường như đi chùa lễ Phật đầu năm đã thành nét quen, nếp nghĩ của mọi nhà. Trong lúc đợi mẹ đi lễ tạ, tôi rảo bước ra cổng chùa phía bờ sông Hồng. Con đường kè bê tông như một con đê lớn vững chãi vừa để bảo vệ chùa, vừa giúp ngăn lũ sông. Từ cổng chùa này, vào ngày Xá tội vong nhân, người ta thả xuống dòng sông Hồng hàng vạn hoa đăng rực rỡ, lung linh.

Đi lễ chùa đầu năm, tâm hồn được gột rửa, cõi lòng thanh thản, ung dung. Tôi đã có thật nhiều cảm xúc về cuộc sống, con người trong cõi nhân gian…

Văn Dương

Các tin khác
Một buổi tập luyện của câu lạc bộ dân ca hương quê.
(Ảnh: Thu Hằng)

YBĐT - Không chỉ mê đắm lòng người với những điệu xòe cổ làm ngây ngất lòng người, giờ đây Nghĩa Lộ còn được biết đến bởi những làn điệu chèo mượt mà, thấm đẫm tình quê.

Đĩa hài Táo Quân 2013 đã chính thức được phát hành, chương trình cũng lên sóng như dự kiến vào 20h đêm giao thừa.

Ngày 4-2, Cục Nghệ thuật biểu diễn đã chính thức ký văn bản đồng ý cho phép Đài Truyền hình Việt Nam phát hành đĩa hài “Gặp nhau cuối năm - Táo Quân 2013”.

YBĐT - Dân tộc Cao Lan, huyện Yên Bình (Yên Bái) không chỉ mang trong mình những nét văn hóa truyền thống đặc sắc mà nét sinh hoạt ẩm thực của đồng bào Cao Lan cũng vô cùng tinh tế. Một trong những món ăn mang đặc trưng riêng của người Cao Lan là bánh chim gâu.

YBĐT - Trong đời sống tâm linh của người dân Việt, ngày 23 tháng Chạp thực sự có một ý nghĩa quan trọng. Truyền đời qua các thế hệ, nét đẹp văn hóa ấy vẫn không hề bị mai một dù rằng cuộc sống xưa và nay đã có nhiều đổi khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục