“Dầu làng cuối bản còn say…”

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/2/2013 | 9:14:10 AM

YBĐT - Ở Mường Lò có 6 điệu xòe cổ, đó là: điệu Khắm khen (múa nắm tay), điệu Nhôm khăn (tung khăn), điệu Ỏm lọm tốp mư (vòng tròn vỗ tay), điệu phá xí (vòng tròn to chia 4 vòng nhỏ), điệu Khắm khen mơi lảu (nâng khăn mời rượu), điệu Đổn hôn (múa tiến lùi).

Người dân tộc Thái sống ở khắp miền Tây Bắc và vùng tây Thanh Hoá, Nghệ An. Một trong những đặc trưng văn hoá tiêu biểu nhất của tộc người này là múa xoè. Biết bao du khách dù đã trải bước chân đi khắp những nơi có người Thái sinh sống nhưng khi đến với sứ hoa ban Mường Lò đã phải thốt lên rằng: “Xoè ở nơi này có một không hai”, “Vào Mường Lò mà không được xoè thì coi như chưa đến Mường Lò”.

Thử lý giải vì sao xoè ở Mường Lò lại hấp dẫn đến vậy? Phải chăng thung lũng phì nhiêu tươi tốt, cảnh vật nên thơ này vốn như trong truyền thuyết hay được ghi trong thư tịch cổ “Quam tổ mướng” rằng người Thái thiên di từ phía bắc về đây từ 10 thế kỷ trước đã coi Mường Lò là mường tổ.

 Rồi người Thái lại tiếp tục chia nhau đi đến sinh sống ở các mường kia. Nhưng rồi tự vấn lại, nếu lịch sử không hoàn toàn như thế thì Mường Lò vẫn là vùng đất người Thái đến cư trú tự cổ xưa. Họ là tộc người đông nhất ở Mường Lò và sinh sống thành từng bản thuần nhất chỉ có người Thái.

Vòng xòe đêm hội.

Yếu tố rất đặc biệt này đã làm cho sắc thái văn hoá của người Thái ở đây luôn được bền vững theo tiến trình lịch sử. Do bảo lưu được yếu tố gốc, yếu tố nguyên bản thế nên xoè Thái ở Mường Lò có sức hấp dẫn lớn. Bao đời nay xoè luôn đi vào mọi đời sống sinh hoạt của người Thái. Người ta múa xòe mừng nhà mới, múa trong lễ cúng cơm mới, cầu mưa, múa đám cưới, múa trong các nghi lễ cho trẻ nhỏ, múa mừng khách đến chơi, đang ngồi uống rượu mà ngẫu hứng cũng múa, múa dưới trăng, múa bên bếp lửa của sàn Hạn khuống, múa trong lễ hội Xên bản, xên mường.

Và hơn thế, dù cuộc sống có khó khăn vất vả thế nào đi nữa thì họ vẫn lạc quan vui múa, bởi múa xoè đã là một phần của dân tộc nên “Không xoè lúa không trỗ/Không xoè ngô không bắp/Không xoè trai gái chẳng thành đôi”.

Múa xoè cuốn hút vì nó là loại hình dân vũ đại chúng chứ không phải múa tâm linh, nghi lễ nên ai chưa múa lần nào mà khi lẫn vào vòng xoè chỉ cần để ý một chút hoặc các cô gái Thái vừa múa vừa hướng dẫn là ta có thể bắt nhịp ngay. Nhạc múa không cầu kỳ, chỉ cần một người thổi khèn bè hay một người đánh trống, vài người gõ nhịp ống nứa xuống sàn nhà hoặc vừa múa vừa hát là ta đã có được một đêm xoè đã tưng bừng, uyển chuyển.
Nắm chặt tay các cô gái Thái rồi nhìn nhau qua ánh lửa bập bùng lung linh dường như mọi sự trên đời như tan biến chỉ còn lại “Ta-Bạn và Xoè”.

Khách đến Mường chỉ cần vào vòng xoè thì lạ thành quen. Đặc biệt, khi nghe các em gái Thái vừa múa, vừa mời rượu vừa hát: “Rượu đây em mời, uống từ đầu làng cuối bản vẫn còn say/Rượu đây, một chén như là ngàn chén/Uống đã ba năm miệng vẫn còn thơm, thơm tình em…” thì khách có thể xoè cả đêm không mệt.

Xoè Thái ở Mường Lò đã vượt lên cả đặc thù của văn hoá tộc người để trở thành một sản phẩm không thể thiếu của du lịch Mường Lò. Và xoè đã cất tiếng lên tiếng mời gọi bè bạn bốn phương luôn nhớ, luôn muốn tìm về với Mường Lò Yên Bái.

Hoàng Nhâm

Các tin khác
Các nhiếp ảnh gia chụp ảnh mùa lúa chín tại đồi Móng Ngựa, Mù Cang Chải

UBND huyện Mù Cang Chải sẽ phối hợp với Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Mù Cang Chải.

Ảnh minh hoạ

Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng” sẽ diễn ra từ ngày 25-29/6 tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (thành phố Hải Phòng) với sự tham gia của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Các em học sinh trải nghiệm đọc sách tại Thư viện tỉnh.

Trong bối cảnh hiện nay, công nghệ thông tin phát triển, tài nguyên thông tin gia tăng nhanh chóng, đa dạng và yêu cầu của người sử dụng có nhiều thay đổi đã tác động đến cách thức triển khai hoạt động của các thư viện. Vậy làm thế nào để thu hút độc giả, thúc đẩy phong trào đọc sách trên địa bàn tỉnh? Vấn đề này sẽ được làm rõ trong cuộc trao đổi của phóng viên (P.V) Báo Yên Bái với bà Đồng Thị Hồng Hạnh - Giám đốc Thư viện tỉnh Yên Bái dưới đây!

Cho phép khai quật khảo cổ tại Đại nội Huế

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) vừa ban hành Quyết định số 1266/QĐ-BVHTTDL cho phép Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn (cửa chính vào Tử Cấm Thành) - Đại nội Huế, phường Đông Ba, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục