Thanh âm đại ngàn

  • Cập nhật: Thứ tư, 6/2/2013 | 9:17:56 AM

YBĐT - Dân tộc Mông có nhiều loại nhạc cụ độc đáo như: khèn, sáo, kèn môi, nhị, trống... trong đó đặc sắc là khèn. Đặc sắc không chỉ vì khó sử dụng mà khèn còn là loại nhạc cụ gắn bó sâu sắc, có vai trò quan trọng trong đời sống người Mông và được sử dụng nhiều nhất so với các loại nhạc cụ khác. Điều ấy đã làm nên bản sắc khèn Mông - những thanh âm đại ngàn khó quên...

Người thổi khèn giỏi phải biết múa khèn và vừa thổi khèn vừa múa là một nghệ thuật.
Người thổi khèn giỏi phải biết múa khèn và vừa thổi khèn vừa múa là một nghệ thuật.

Khèn Mông có to, có nhỏ là tùy theo nguyên liệu ống trúc chuẩn bị và nghệ nhân chế tác điều chỉnh độ dài, ngắn của các ống trúc, thân khèn phù hợp, làm ra chiếc khèn đẹp, cân đối. Khi thổi, khèn có thể một lúc phát ra nhiều âm, nhiều bè vang xa, cao vút, trong trẻo, trầm vọng, da diết... quyện lấy những động tác múa. Người thổi theo hợp âm, hòa âm, đánh chồng âm, vỗ, vê, ngắt, luyến, láy rền, ê a... sẽ tạo nên những khúc nhạc lúc khoáng đạt, khi dìu dặt hút hồn người nghe.

Đối với đời sống của người Mông, khèn có mặt trong hầu hết các sinh hoạt văn hóa. Trong những sinh hoạt văn hóa, có các hình thức: khèn đưa dâu "kênhx xang nhangz", khèn mời thầy "kênhx hu txir nênhz", khèn gọi bạn gái, giao lưu trong ngày hội, chúc mừng, ca ngợi vẻ đẹp, tình yêu cuộc sống... Tiếng khèn dội vào núi, vọng tới bản, lên nương rẫy, say bao cuộc vui... Cũng không biết tự bao giờ, khèn đã trở thành biểu tượng, là nhạc cụ trang trí trong nhà của đồng bào Mông.

Ngày xuân, tiếng khèn hòa quyện nét hoa văn tươi đẹp trên trang phục truyền thống của các thiếu nữ Mông. Đêm hội xuân, tiếng khèn lúc vọng vang, khi ngân nga dìu dặt cùng rượu nồng, tình say. Tiếng khèn vui tựa gió rừng reo,  trong như tiếng suối hát xa, xua tan sương buốt đêm trăng, lay động trái tim.

Tiếng khèn tìm bạn của các chàng trai khiến các cô gái Mông đắm say, xòe ô xoay theo vòng múa. Tiếng khèn của chàng trai gói trọn tâm tư gửi bạn tình. Những giai âm ấy còn đánh thức tiếng lòng của biết bao người...

 Ngày xuân, tiếng khèn hòa quyện nét hoa văn tươi đẹp trên trang phục truyền thống của các thiếu nữ Mông.

Người thổi khèn giỏi phải biết múa khèn và vừa thổi khèn vừa múa là một nghệ thuật. Động tác múa khèn rất đa dạng: múa nhảy đưa chân, quay đổi chỗ, vờn khèn, lăn nghiêng, lăn ngửa, mỗi bước tiến và bước lùi làm sao chỉ để chân này chạm gót chân kia... với tốc độ càng nhanh thì càng điêu luyện. Động tác khó nhất khi múa khèn là vừa ôm khèn vừa lăn mình, nhảy điệu “đá gà”, “đá ngựa” mà tiếng khèn vẫn không dứt. Muốn trở thành người thổi khèn giỏi phải luyện tập để có thân hình mềm dẻo và rèn khí để hơi được sâu, được dài.

Khèn Mông được gìn giữ qua nhiều thế hệ cùng với các giá trị văn hóa độc đáo, đặc thù của đồng bào Mông. Tiếng khèn gắn kết những tâm hồn, giao hòa giữa con người với thiên nhiên, trào dâng và đồng cảm nỗi niềm của người thổi và người nghe... đã tạo nên bản sắc văn hóa đậm đà của dân tộc Mông.

Tráng A Mua

Các tin khác
Màn đại Dậm thuông với sự tham gia của gần 800 nghệ nhân, diễn viên xã Thượng Bằng La

Trong những năm qua, huyện Văn Chấn đã quan tâm chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị của 188 di sản văn hóa, chủ yếu là di sản văn hoá phi vật thể của các tộc người thiểu số, góp phần không nhỏ vào phát triển du lịch và nâng cao đời sống cho người dân.

Vòng chung kết dự kiến chọn 300 thí sinh tham gia tranh tài tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.

Cuộc thi Festival Guitar Talent toàn quốc năm 2024 nhằm tìm kiếm tài năng guitar từ 7 tuổi trở lên trên toàn quốc.

Nghệ nhân ưu tú Hoàng Quang Nhạn và nghệ nhân Mai Thị Hồng Chắn hướng dẫn các thành viên Câu lạc bộ Khắp Cọoi Trường Tiểu học và Trung hoc cơ sở xã Mường Lai cách hát Khắp

Mường Lai là vùng đất giàu truyền thống văn hóa, lịch sử và cách mạng của miền đất Ngọc Lục Yên. Đây là nơi thành lập căn cứ kháng Nhật và ra đời Đội du kích Cổ Văn. Không chỉ anh hùng trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, mảnh đất Mường Lai còn lưu giữ nhiều nét văn hóa độc đáo của người Tày, là cái nôi của hát khắp, hát coọi.

Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương phát biểu tại Hội thảo.

Tại Hội thảo Văn hóa 2024 với chủ đề "Chính sách và nguồn lực cho phát triển thiết chế văn hóa, thể thao" diễn ra sáng 12/5 tại Quảng Ninh, các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm hoàn thiện thể chế, chính sách, huy động tối đa nguồn lực phát triển hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục