Văn Miếu chuẩn bị đón bằng Di sản tư liệu thế giới

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/2/2013 | 1:58:35 PM

Tối 25/2, thành phố Hà Nội sẽ tổ chức đón nhận Bằng công nhận 82 bia đá các khoa thi tiến sỹ triều Lê Mạc (1442-1779) tại Văn Miếu-Quốc Tử Giám là Di sản tư liệu thế giới và Bằng công nhận di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Văn Miếu-Quốc Tứ Giám.
Văn Miếu-Quốc Tứ Giám.

Bà Phạm Thị Thúy Hằng, Phó Giám đốc điều hành Trung tâm hoạt động khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám cho biết lễ đón được tổ chức gọn nhẹ, trang trọng, có sự tham dự của lãnh đạo Trung ương, thành phố Hà Nội và tổ chức UNESCO tại Việt Nam.

Buổi lễ cũng tái hiện lại lễ vinh quy bái tổ, một lễ nghi thường được thực hiện để vinh danh tiến sỹ sau khi đỗ đạt, cùng với phim tư liệu giới thiệu về lịch sử Văn Miếu-Quốc Tử Giám và chương trình nghệ thuật đặc sắc trình diễn những tác phẩm liên quan tới di sản này.

Sáng cùng ngày, Trung tâm hoạt động khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám tổ chức một buổi tọa đàm với sự tham dự của các nhà khoa học để đánh giá lại giá trị của Văn Miếu-Quốc Tử Giám cùng hoạt động bảo tồn, phát huy của trung tâm sau 25 năm tiếp quản, quản lý, khai thác.

Văn Miếu được xây dựng từ năm 1070 thờ Khổng Tử cùng các bậc tiên thánh, tiên hiền, tiên nho. Năm 1076, trường Quốc Tử Giám được xây dựng thành nơi học của con em tầng lớp quan lại, sau đó phát triển thành trường quốc học đầu tiên của Việt Nam để đào tạo những người học rộng trong cả nước.

Trải qua gần 1.000 năm, Văn Miếu-Quốc Tử Giám vẫn là biểu tượng của nền văn hóa và trí tuệ Việt, là biểu tượng văn hóa nho học tiêu biểu nhất của Hà Nội và cả nước.

Sau 25 năm được Trung tâm hoạt động khoa học Văn Miếu-Quốc Tử Giám quản lý và khai thác, lượng khách đến tham quan, tìm hiểu tăng từ 300.000 lượt người lên trên 2 triệu lượt người/mỗi năm.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Các nhiếp ảnh gia chụp ảnh mùa lúa chín tại đồi Móng Ngựa, Mù Cang Chải

UBND huyện Mù Cang Chải sẽ phối hợp với Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Mù Cang Chải.

Ảnh minh hoạ

Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng” sẽ diễn ra từ ngày 25-29/6 tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (thành phố Hải Phòng) với sự tham gia của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Các em học sinh trải nghiệm đọc sách tại Thư viện tỉnh.

Trong bối cảnh hiện nay, công nghệ thông tin phát triển, tài nguyên thông tin gia tăng nhanh chóng, đa dạng và yêu cầu của người sử dụng có nhiều thay đổi đã tác động đến cách thức triển khai hoạt động của các thư viện. Vậy làm thế nào để thu hút độc giả, thúc đẩy phong trào đọc sách trên địa bàn tỉnh? Vấn đề này sẽ được làm rõ trong cuộc trao đổi của phóng viên (P.V) Báo Yên Bái với bà Đồng Thị Hồng Hạnh - Giám đốc Thư viện tỉnh Yên Bái dưới đây!

Cho phép khai quật khảo cổ tại Đại nội Huế

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) vừa ban hành Quyết định số 1266/QĐ-BVHTTDL cho phép Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn (cửa chính vào Tử Cấm Thành) - Đại nội Huế, phường Đông Ba, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục