Ngày xuân lạm bàn thú chơi cây cảnh

  • Cập nhật: Thứ sáu, 22/2/2013 | 9:59:59 AM

YBĐT - Từ xưa, thú chơi cây cảnh đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Cứ mỗi độ tết đến xuân về, mỗi người, mỗi nhà lại chuẩn bị dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cây cảnh hay đi mua sắm một bình hoa, cây quất, gốc đào thế thật đẹp để tôn thêm vẻ đẹp không gian của ngôi nhà.

Không gian vườn cây cảnh của gia đình ông Lương Đoàn Đường, phường Yên Thịnh thành phố Yên Bái.
(Ảnh: Đức Toàn)
Không gian vườn cây cảnh của gia đình ông Lương Đoàn Đường, phường Yên Thịnh thành phố Yên Bái. (Ảnh: Đức Toàn)

Những đầu xuân này, tôi quyết định xông đất gia đình ông Nguyễn Đình Thi hiện đang sinh sống tại phường Đồng Tâm, thành phố Yên Bái. Ông Thi vốn là một người gần gũi, gắn bó với môi trường và yêu thiên nhiên. Xuất phát từ niềm đam mê ấy và thú chơi cây cảnh, sau khi được về nghỉ hưu năm 2004, ông Thi đã đầu tư thời gian, công sức, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật ở rất nhiều nơi và bắt tay vào việc trồng, chăm sóc cây cảnh. Hiện trong vườn nhà ông có rất nhiều loại cây cảnh, cây thế độc đáo, đa dạng, phong phú và hấp dẫn.

Tình cảm, tâm hồn, công sức và đam mê đã được ông Thi gửi gắm qua cách tạo ra những thế cây rất đẹp mắt, sinh động và hấp dẫn, làm nên cảnh sắc thiên nhiên hài hòa và một không gian thật lãng mạn trước ngôi nhà đang ở.

Đầu xuân, ngồi bên bàn trà, ngắm nhìn cảnh sắc thiên nhiên thơ mộng được thu hẹp trong chậu cây cảnh, như được trải lòng trong thú chơi tao nhã và mang tính nghệ thuật cao.

“Sau bao năm tháng vất vả, gạt đi những nỗi lo toan thường nhật, bây giờ có thời gian rảnh rỗi, ngồi ngắm cây cảnh, lòng cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản và khỏe mạnh hơn rất nhiều”. - ông Thi tâm sự.

Còn ông Lương Đoàn Đường ở tổ 34, phường Yên Thịnh, thành phố Yên Bái thì đã có thâm niên hơn 20 năm gắn bó với nghề trồng, chăm sóc và chơi cây cảnh. Hiện nay, gia đình ông có cơ ngơi rộng rãi và không gian cây cảnh rất phong phú, với đầy đủ các loại cây cảnh, cây thế phục vụ nhu cầu, sở thích của những người chơi cây cảnh.

Ông Đường tâm sự: “Để tạo được một cây cảnh có những dáng, thế đẹp và mang tính nghệ thuật cao đòi hỏi người chơi cây cảnh nghệ thuật trước hết phải có niềm đam mê, đôi bàn tay điêu luyện và con mắt thẩm mĩ nghệ thuật, óc tưởng tượng phong phú”.

Theo ông Đường, hiện nay có rất nhiều thế cây khá phổ biến, mang dáng vẻ của những con vật qúy hiếm và gần gũi gắn với môi trường thiên nhiên như: Long, Lân, Quy, Phụng. Bộ tứ linh Long, Lân, Quy, Phụng tượng trưng cho quyền lực, thành đạt, trường thọ, phú quý.

Mỗi tư thế của mỗi con vật cũng hàm chứa những hoài bão riêng. Hay thế Phúc, Lộc, Thọ; Hạc, Lộc thể hiện sự phong lưu, tao nhã, hạnh phúc. Hoặc những thế như: "cửu phẩm"; "ngũ phúc vinh hoa"; thế "huyền nhai" thể hiện tâm hồn thoáng đãng, lãng mạn, phong lưu; thế "trực cảm" tượng trưng đức tính ngay thẳng, liêm khiết, bộc trực; mỗi thế đều thể hiện một tính cách độc đáo riêng, tùy tâm tính của người chơi mà chọn dáng cây sao cho thích hợp.

Ngoài các thế, dáng kiểng nói trên, còn có nhiều thế, dáng khác do nghệ nhân tự tạo, ký thác hoài bão của mình.

Nói đến cây cảnh nghệ thuật là nói đến cây tạo hình bằng kỹ thuật chăm sóc, uốn tỉa thành dáng, thế với số càn, chi cân đối, có chủ thể phù hợp. Vì vậy chơi cây cảnh khá là công phu, đòi hỏi người chơi cây cũng cần phải có lòng kiên trì, nhẫn nại, tỉ mỉ và giàu vốn sống, tình yêu thiên nhiên, đất nước, con người, có óc thẩm mĩ cao, trí tưởng tượng rộng… mới có thể tạo nên một tác phẩm vừa mang tính nghệ thuật độc đáo, vừa biểu hiện triết lý về đạo đức nhân sinh sâu sắc để khuyên răn con cháu biết tôn trọng điều hay lẽ phải ở đời như “Tam tòng tứ đức” hay “Ngũ phúc vinh hoa”…

Nghệ thuật chơi cây mang bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc và là thú chơi phong lưu, tao nhã, vừa có tính nghệ thuật, vừa mang ý nghĩa triết lý sâu sắc. Cây cảnh sẽ đem đến cho con người một đời sống tinh thần phong phú, khỏe mạnh hơn, tạo sự gần gũi, đầm ấm bởi người chơi cây đã gửi gắm vào đó tình yêu quê hương xứ sở và thể hiện ý chí vươn tới chân - thiện - mỹ với bao niềm hy vọng.

Hằng Nga

Các tin khác
Các nhiếp ảnh gia chụp ảnh mùa lúa chín tại Móng ngựa Mù Cang Chải

UBND huyện Mù Cang Chải sẽ phối hợp với Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật tỉnh xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi sáng tác biểu trưng (logo) huyện Mù Cang Chải.

Ảnh minh hoạ

Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Gia đình hạnh phúc, quốc gia thịnh vượng” sẽ diễn ra từ ngày 25-29/6 tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (thành phố Hải Phòng) với sự tham gia của các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Các em học sinh trải nghiệm đọc sách tại Thư viện tỉnh.

Trong bối cảnh hiện nay, công nghệ thông tin phát triển, tài nguyên thông tin gia tăng nhanh chóng, đa dạng và yêu cầu của người sử dụng có nhiều thay đổi đã tác động đến cách thức triển khai hoạt động của các thư viện. Vậy làm thế nào để thu hút độc giả, thúc đẩy phong trào đọc sách trên địa bàn tỉnh? Vấn đề này sẽ được làm rõ trong cuộc trao đổi của phóng viên (P.V) Báo Yên Bái với bà Đồng Thị Hồng Hạnh - Giám đốc Thư viện tỉnh Yên Bái dưới đây!

Cho phép khai quật khảo cổ tại Đại nội Huế

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) vừa ban hành Quyết định số 1266/QĐ-BVHTTDL cho phép Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quốc gia khai quật khảo cổ tại di tích Đại Cung Môn (cửa chính vào Tử Cấm Thành) - Đại nội Huế, phường Đông Ba, TP Huế, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục