Cần thể chế hóa các quy định, đảm bảo quyền lợi của người dân

  • Cập nhật: Thứ tư, 8/3/2023 | 2:23:56 PM

YênBái - Triển khai Nghị quyết số 170/NQ-CP ngày 31/12/2022 của Chính phủ về ban hành kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), nhiều địa phương đã tổ chức cho nhân dân đóng góp ý kiến vào dự thảo. Dự thảo Luật đã thu hút sự quan tâm của nhân dân, các tổ chức, doanh nghiệp.


Luật gia Hà Thị Bàn - Trung tâm Tư vấn pháp luật thuộc Hội Luật gia tỉnh:



Theo quy định tại khoản 1 Điều 153, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đưa ra 5 nguyên tắc xác định giá đất. Đó là, việc xác định giá đất phải: theo mục đích sử dụng đất định giá; theo thời hạn sử dụng đất và các yếu tố khác ảnh hưởng đến giá đất; phù hợp với giá đất phổ biến trên thị trường quyền sử dụng đất trong điều kiện bình thường; tuân thủ đúng phương pháp, trình tự, thủ tục định giá đất theo quy định của pháp luật; bảo đảm tính độc lập về chuyên môn nghiệp vụ, trung thực, khách quan của kết quả định giá đất giữa cơ quan định giá, cơ quan thẩm định và cơ quan quyết định. 

Như vậy, Dự thảo Luật đã quy định theo tinh thần chỉ đạo của Nghị quyết số 18, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao", đó là "bỏ khung giá đất”. Có cơ chế, phương pháp xác định giá đất theo nguyên tắc thị trường, quy định chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của cơ quan có nhiệm vụ xác định giá đất (điểm 2.4, mục 2, phần IV của Nghị quyết số 18-NQ/TƯ). 

Tuy nhiên, đề nghị cần bổ sung vào khoản 1, Điều 153 thêm một nguyên tắc nữa là "dân chủ, công khai, minh bạch” trong trình tự, thủ tục định giá đất, để theo đó đảm bảo có sự tham gia đầy đủ các thành phần trong quá trình xác định giá đất, khắc phục tình trạng của Luật hiện hành như tại Khoản 3, Điều 114, Luật Đất đai đã giao toàn quyền xác định giá đất cho UBND cấp tỉnh dưới dự tham mưu của Sở Tài nguyên và Môi trường, ngoài một chủ thể đại diện cho tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất do Sở Tài nguyên và Môi trường chọn lựa thì tất cả các chủ thể còn lại đều là cơ quan cấp dưới hoặc cơ quan tham mưu của UBND cấp tỉnh…

Bà Phạm Thị Thu - Trưởng Phòng Tư pháp thành phố Yên Bái:



Tại Khoản 2, Điều 89 của Dự thảo Luật Đất đai quy định nguyên tắc bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi cũ thông qua quy định trước khi thu hồi đất phải xây dựng khu tái định cư. Đồng thời, tại Điều 106 "quy định lập và thực hiện dự án tái định cư”, dự thảo Luật đã quy định về các điều kiện để xây dựng các khu tái định cư và thứ tự ưu tiên lựa chọn địa điềm tái định cư. 

Các quy định trên thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đến đời sống của nhân dân khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, việc hỗ trợ, tái định cư của người có đất bị thu hồi ở nhiều nơi chưa thỏa đáng dẫn đến tình trạng người dân không đồng thuận, bức xúc, làm phát sinh các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. 

Do đó, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần thể chế hóa các quy định nhằm đảm bảo quyền lợi của người dân có đất bị thu hồi, cụ thể hóa các tiêu chí thế nào là "tốt hơn nơi ở cũ”... 

Việc xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cần thực hiện trước khi có quyết định thu hồi đất. Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm dân chủ, công khai, kịp thời, đúng quy định. Việc tái định cư bảo đảm các điều kiện về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội... 

Hồng Oanh 
(thực hiện)

Tags quy định quyền lợi người dân dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

Các tin khác
Người dân xã Văn Phú, thành phố Yên Bái tham gia ý kiến về việc hợp pháp hóa và chuyển mục đích sử dụng đất.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) được xây dựng có nhiều nội dung đang thu hút sự quan tâm của đông đảo quần chúng nhân dân như: bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; giá đất, bảng giá đất; tài chính về đất đai; thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai…; đặc biệt là “Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần thể chế hóa nội dung “Việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất phải bảo đảm người có đất bị thu hồi có chỗ ở, đảm bảo thu nhập và điều kiện sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ” theo tinh thần Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về "Tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao".

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang nhận được đông đảo ý kiến đóng góp từ nhân dân trong nước và bà con Việt kiều ở nước ngoài. Ảnh minh họa.

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đang nhận được đông đảo ý kiến đóng góp từ nhân dân trong nước và bà con Việt kiều ở nước ngoài.

Yên Bái đang tổ chức lấy ý kiến nhân dân về dự thảo LĐĐ (sửa đổi) phải đảm bảo các yêu cầu thực hiện đúng mục đích, yêu cầu, đối tượng, nội dung, hình thức lấy ý kiến theo Nghị quyết số 170/NQ-CP. (Ảnh: Thủy Thanh)

Đất đai là nguồn tài nguyên quý giá, là nguồn lực vô cùng to lớn để phát triển đất nước nhưng không phải là nguồn tài nguyên vô tận”. Vì vậy, tăng cường quản lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả sử dụng đất đai luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm chỉ đạo thực hiện.

Đất đai hoang phí.

Liên quan việc đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận và các thủ tục hành chính; dữ liệu, thông tin đất đai, nhiều ý kiến góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) còn tỏ ra băn khoăn, nhất là vướng mắc trong xác định các thành viên hộ gia đình tại thời điểm được cấp giấy chứng nhận.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục