Quy định cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ

  • Cập nhật: Thứ ba, 20/7/2010 | 7:52:51 AM

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký ban hành nghị định quy định về điều kiện, quy trình, thủ tục và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ.

Theo Nghị định số 78/2010/NĐ-CP, trị giá cho vay lại ghi trong thỏa thuận cho vay lại được xác định trên cơ sở trị giá thỏa thuận vay nước ngoài cho mỗi chương trình, dự án. Trong trường hợp thỏa thuận vay nước ngoài ký cho nhiều dự án nhưng không quy định mức phân bổ cho từng chương trình, dự án thì trị giá cho vay lại được xác định căn cứ vào quyết định phân bổ vốn vay của Chính phủ. Trị giá nhận nợ thực tế là trị giá được lũy kế theo từng lần rút vốn.

Nghị định nêu rõ, lãi suất cho vay lại vốn vay thương mại, vay ưu đãi bằng lãi suất vay nước ngoài. Đối với cho vay lại vốn vay ODA, lãi suất cho vay lại bằng ngoại tệ gốc vay nước ngoài được tính bằng 2/3 lãi suất thương mại tham chiếu tương ứng với thời hạn cho vay lại tại thời điểm xác định điều kiện cho vay lại. Trường hợp mức 2/3 lãi suất thương mại tham chiếu nêu trên thấp hơn lãi suất vay nước ngoài thì lãi suất cho vay lại bằng lãi suất vay nước ngoài. Tương tự, trường hợp cho vay lại bằng ngoại tệ không có lãi suất thương mại tham chiếu, lãi suất cho vay lại cũng bằng lãi suất vay nước ngoài.

Cũng trong hoạt động cho vay lại nguồn vốn ODA, nếu cho vay lại bằng đồng Việt Nam thì lãi suất cho vay lại được xác định bằng lãi suất cho vay ngoại tệ quy định ở trên cộng với tỷ lệ rủi ro tỷ giá giữa ngoại tệ và đồng Việt Nam. Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tính toán và công bố mức rủi ro tỷ giá giữa đồng Việt Nam và ba loại ngoại tệ chính là đồng USD, euro và yen. Trường hợp thị trường ngoại hối có biến động lớn, Bộ Tài chính có thể công bố lại mức rủi ro tỷ giá ngay trong kỳ áp dụng. Trường hợp ngoại tệ gốc trong Hiệp định vay khác với ba loại ngoại tệ này, mức rủi ro tỷ giá áp dụng là mức rủi ro tỷ giá của đồng USD.

Đặc biệt, một số ngành, lĩnh vực được hưởng lãi suất ưu đãi theo mức bằng 30% mức lãi suất cho vay lại bằng ngoại tệ hoặc đồng Việt Nam tương ứng, nhưng không thấp hơn lãi suất vay nước ngoài. Danh mục ngành, lĩnh vực được hưởng mức lãi suất ưu đãi này do Thủ tướng Chính phủ quy định. Trường hợp cho ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay lại, lãi suất cho vay lại bằng lãi suất vay nước ngoài.

Nghị định cũng quy định, trường hợp không trả nợ đúng hạn bất kỳ khoản nợ nào bao gồm gốc, lãi, phí và các chi phí khác liên quan, người vay lại phải trả lãi chậm trả theo mức cao hơn trong hai mức sau: Lãi suất chậm trả bằng 150% lãi suất cho vay lại quy định tại thỏa thuận cho vay lại và mức lãi suất chậm trả quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài…

(Theo Dân Trí)

Các tin khác

Ngày 08/7/2010 Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái ban hành Quyết định số: 1066/QĐ-UBND về việc ban hành Khung chính sách hỗ trợ khắc phục thiệt hại do thiên tai bão lũ gây ra trên địa bàn tỉnh Yên Bái. >>>Xem văn bản

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 72 quy định về phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường. Nghị định có hiệu lực thi hành từ 1/9/2010.

Người dân muốn nhập hộ khẩu vào TPHCM và TP Hà Nội phải hội đủ 2 điều kiện: đã đăng ký tạm trú từ 1 năm trở lên và bảo đảm diện tích tối thiểu là 5m² sàn nhà/người.

Nghị định 56/2010/NĐ-CP ngày 24-5-2010 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 107/2007/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cư trú bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 10-7-2010. Nghị định ban hành nhằm điều chỉnh một số nội dung liên quan đến điều kiện về nơi cư trú của người dân; điều kiện người dân tạm trú được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ương.

Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết vừa ký lệnh công bố: Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp; Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng. Ba luật này vừa được Quốc hội thông qua tháng 6/2010.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục