Hàng nghìn người Tuynidi biểu tình phản đối chính phủ Hồi giáo
- Cập nhật: Thứ hai, 2/9/2013 | 7:51:14 AM
Giữa lúc cuộc khủng hoảng chính trị ở Tuynidi ngày càng lún sâu, hàng nghìn người dân nước này đã tuần hành tại thủ đô Tunis kêu gọi chính phủ do phe Hồi giáo lãnh đạo từ nhiệm.
![]() |
Những người biểu tình xếp thành hàng dài hơn 3 cây số để phản đối chính phủ hiện nay.
|
Cuộc biểu tình diễn ra ngày hôm qua theo lời kêu gọi của Mặt trận Cứu quốc, một liên minh các nhóm đối lập. Theo ghi nhận ban đầu, cuộc biểu tình diễn ra khá hòa bình khi những người tham gia chỉ mang theo quốc kỳ và đứng thành hàng kéo dài hơn 3 km nối từ tòa nhà Quốc hội tới phủ Tổng thống.
Những người biểu tình yêu cầu chính phủ Hồi giáo từ nhiệm và giải tán Quốc hội được bầu từ năm 2011 với nhiệm vụ soạn thảo hiến pháp mới.
Cuộc biểu tình diễn ra trong bối cảnh chính trường và xã hội Tuynidi ngày càng chia rẽ sâu sắc sau khi 60 nghị sĩ đối lập rút khỏi Quốc hội gồm 217 ghế để phản đối vụ ám sát chính trị gia đối lập Mohamed Brahmi, lãnh đạo nhóm cánh tả trong đảng Phong trào Quần chúng. Đây là vụ ám sát thứ hai trong vòng 6 tháng nhằm vào một thành viên cấp cao của phe đối lập ở Tuynidi.
Trước đó, tổ chức công đoàn chính ở Tuynidi đã cố gắng đứng ra làm trung gian hòa giải cho những căng thẳng hiện nay giữa phe đối lập và liên minh cầm quyền do đảng Hồi giáo Ennahda đứng đầu nhưng bất thành. Phe đối lập cáo buộc chính phủ đã không thúc đẩy các quy định Hồi giáo cấp tiến và cải thiện nền kinh tế.
Các cuộc biều tình bùng phát tại Tuynidi từ ngày 25/7 sau khi Mohamed Brahmi bị ám sát. Trước đó, hồi tháng Hai, chính phủ Hồi giáo đầu tiên ở nước này cũng đã bị lật đổ sau vụ ám sát nhà lãnh đạo đối lập Chokri Belaid.
Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích cho rằng làn sóng biểu tình lần này dường như còn được “tiếp sức” từ cuộc chính biến lật đổ chính phủ Hồi giáo ở Ai Cập cách đây hơn một tháng.
Cũng giống như tổ chức Anh em Hồi giáo ở Ai Cập, đảng Hồi giáo Ennahda lên lãnh đạo Tuynidi sau cuộc bầu cử đầu tiên được tiến hành sau khi lật đổ chính quyền của Tổng thống Zine el-Abidine Ben Ali hồi tháng Giêng năm 2011.
(Theo Dân Trí)
Các tin khác

Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ đề nghị Quốc hội cho phép thực hiện hành động quân sự chống Syria, đồng nghĩa với việc gác lại lời đe dọa về các đòn tấn công tức thì đối với chế độ của tổng thống Bashar al-Assad.

Phái đoàn chuyên gia Liên Hợp Quốc đến Damascus hồi tuần trước để tiến hành các cuộc điều tra về cáo buộc sử dụng vũ khí hóa học đã rời khỏi Syria sáng nay (31/8). Thông tin này ngay lập tức khiến nhiều người nghĩ đến khả năng Mỹ sắp tấn công Syria bởi trước đó có nguồn tin cho rằng, chính quyền của ông Obama chỉ đợi các thanh sát viên Liên Hợp Quốc ra khỏi Syria là sẽ hành động.

Tổ chức cấm vũ khí hóa học (OPCW) ngày 31/8 tuyên bố việc phân tích các mẫu phẩm do các thanh sát viên LHQ ở Syria mang về để điều tra việc sử dụng vũ khí hóa học như cáo buộc có thể phải "mất tới ba tuần".

Đụng độ giữa người biểu tình với lực lượng an ninh và người dân địa phương đã xảy ra, khiến nhiều người thiệt mạng.