Tình báo Pháp ‘tố’ Syria 3 lần sử dụng vũ khí hóa học

  • Cập nhật: Thứ ba, 3/9/2013 | 1:53:28 PM

Tình báo Pháp ngày 2/9 khẳng định có ít nhất ba cuộc tấn công vũ khí hóa học xảy ra ở Syria kể từ tháng 4 đến nay và cần phải có biện pháp trừng phạt chính quyền ông Assad vì hành động này.

Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault (trái) và tổng thống Syria Assad.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Marc Ayrault (trái) và tổng thống Syria Assad.

Theo RT, báo cáo giải mật dài chín trang của cơ quan tình báo Pháp cho thấy, lực lượng trung thành với tổng thống Assad đứng đằng sau vụ tấn công hôm 21/8 ở miền đông Ghouta, ngoại ô Damascus.

Báo cáo cho thất các cuộc tấn công đều xuất phát từ khu vực quân chính phủ kiểm soát và phía tây Damascu. Mô tả của cơ quan tình báo về các vụ tấn công này là “sử dụng vũ khí hóa học quy mô” nhằm vào các mục tiêu ở Syria.

“Vụ tấn công mới nhất không giống như các vụ tấn công trước đó chỉ sử dụng một lượng nhỏ vũ khí hóa học nhằm tấn công kẻ khủng bố. Cuộc tấn công này là một chiến thuật với mục tiêu là lãnh thổ”, Reuters dẫn nguồn tin tình báo Pháp.

Nguồn tin cũng nói thêm rằng, lực lượng tổng thống ông Assad ném bom nhằm xóa sạch dấu vết vũ khí hóa học.

Cũng theo báo cáo này, chính phủ Syria đã tấn công liên tục hồi tháng tư và có sử dụng vũ khí hóa học, làm chết 280 người.

Tổng thống PháP Francois Hollande trước đó đã lên tiếng ủng hộ tổng thống Mỹ Obama tiến hành một cuộc tấn công lực lượng chính phru Syria và xem đó là biện pháp trừng phạt cho hành động tấn công hóa học hôm 21/8.

Tuy nhiên, đến nay, tổng thống Obama đang chờ đợi sự đồng thuận từ Quốc hội và Pháp không có ý định sẽ tự hành động một mình.

Ông Assad bác bỏ cáo cuộc

Trong khi đó, tổng thống Syria Bashar al Assad tuyên bố những cáo buộc của Pháp là hoàn toàn vô lý.

“Chúng tôi yêu cầu Mỹ và Pháp đưa ra bằng chứng về cáo buộc này. Tổng thống Obama và Hollande hoàn toàn không có khả năng làm vậy”, tờ Le Figaro dẫn lời tổng thống Assad.

“Bất cứ ai đang cố gắng củng cố tài chính và quân sự cho những kẻ khủng bố, kẻ thù của Syria thì sẽ trở thành kẻ thù của họ. Nếu các chính sách của Pháp là thù địch với người Syria, thì Pháp cũng trở nên như vậy”, ông Assad nói thêm.

Tổng thống Assad cho rằng, bất cứ hành động quân sự nào từ nước Pháp sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến chính lợi ích của họ.

“Cả thế giới sẽ mất kiểm soát. Hỗn loạn và chủ nghĩa cực đoan sẽ lan rộng dẫn đến nguy cơ xảy ra cuộc chiến tranh khu vực”, ông Assad nói thêm.

Liên Hợp Quốc chịu áp lực

Hiện nay, nhóm điều tra của Liên Hợp Quốc đang tiếp tục phân tích các mẫu lấy từ Syria để tìm hiểu xem liệu có tồn tại vũ khí hóa học như Mỹ cáo buộc hay không. Các mẫu thu thập được đang được các chuyên gia của Viện Nghiên cứu Quốc phòng Thụy Điển phân tích.

Người đứng đầu nhóm điều tra này cho biết, việc nghiên cứu và đưa ra kết quả cuối cùng về mẫu thu thập từ Syria phải mất một thời gian dài, ít nhất là ba tuần.

Liên Hợp Quốc hiện cũng đang chịu áp lực về việc cần có hành động để ngăn chặn kế hoạch của Mỹ nhằm vào Syria. Liên Đoàn Ả Rập cũng đã lên tiếng yêu cầu trừng phạt Syria.

RT cho biết, hai bức thư đã được gửi tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon và Chủ tịch Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc Maria Cristina Perceval nhằm kêu gọi vai trò của tổ chức quốc tế bảo vệ tính hợp pháp cho Syria và ngăn chặn các hành động tấn công do Mỹ dẫn đầu nhằm vào Syria.

(Theo TPO)

Các tin khác
Sinh viên Mỹ biểu tình phản đối cuộc chiến ở Gaza. Ảnh: Politico.

Cuộc biểu tình của các sinh viên đại học đang khiến Tổng thống Biden phải “đau đầu” tìm cách giải quyết, nhưng cũng có thể là lối thoát chính trị dành cho ông Trump khi có vẻ như ông chủ cũ của Nhà Trắng đang ở “kèo dưới” trong cuộc chiến pháp lý.

Nắng nóng ở Myanmar.

Theo Cơ quan khí tượng và thủy văn Myanmar, ngày 28/4 vừa qua là ngày tháng 4 nóng nhất ở Mandalay trong 77 năm qua, với nhiệt độ lên tới 44,8 độ C.

Từ trái sang: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Australia, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines ở Honolulu, ngày 2/5.

Bộ trưởng Quốc phòng các nước Mỹ, Australia Nhật Bản và Philippines đã có cuộc gặp tại Hawaii ngày 3/5. Các bên đã cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng trong thời gian tới.

Các em nhỏ thu nhặt đồ đạc sót lại trong đống đổ nát của ngôi nhà bị phá hủy sau cuộc tấn công của Israel vào thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 1/5/2024.

Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ tất cả các giao dịch hàng hóa liên quan đến Israel đã bị dừng cho đến khi Israel tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nguồn viện trợ nhân đạo đầy đủ, không gián đoạn tới Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục