Châu Âu phản ứng trước kế hoạch Mỹ tấn công Syria

  • Cập nhật: Thứ năm, 5/9/2013 | 1:42:03 PM

Trong bối cảnh Mỹ đang ráo riết chuẩn bị hoạch tấn công quân sự vào Syria, nhiều nước châu Âu ngày 4/9 đã lên tiếng bày tỏ quan điểm về vấn đề này.

Toàn cảnh phiên họp khẩn cấp tại Paris, thảo luận chủ đề
Toàn cảnh phiên họp khẩn cấp tại Paris, thảo luận chủ đề "nóng": phản ứng của Pháp trước tình hình Syria.

Nga hối thúc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) phản ứng nhanh chóng và gửi đến các nước thành viên bản phân tích các nguy cơ liên quan kế hoạch tấn công của Mỹ nhằm vào MNSR và các cơ sở khác ở Syria.

Một người phát ngôn IAEA cho biết tổ chức này sẽ xem xét ý kiến của Nga khi nhận được đề xuất bằng văn bản từ phía Mátxcơva. Trong báo cáo gửi các nước thành viên tuần trước, IAEA cho biết Syria khẳng định có một lượng nguyên liệu hạt nhân nhỏ tại MNSR, một lò phản ứng nghiên cứu sử dụng urani làm giàu cấp độ cao.

Bộ Ngoại giao Nga còn cáo buộc Washington né tránh các cuộc tiếp xúc trực tiếp với Mátxcơva bàn về những diễn biến xoay quanh Syria.

Người phát ngôn bộ này Alexander Lukashevich cho biết bắt đầu từ ngày 31/8, Bộ Ngoại giao Mỹ nhiều lần muốn điện đàm với Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và phía Nga liên tục bắt liên lạc nhưng luôn nhận được câu trả lời "không kết nối thành công," trong khi các nỗ lực từ phía Mátxcơva tổ chức điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng đều không được trả lời.

Trong một thông báo khác, Bộ Ngoại giao Nga nói rõ kế hoạch của Mỹ tấn công quân sự nhằm vào Syria là trái với luật pháp quốc tế, phản ứng của cộng đồng quốc tế và các nước riêng rẽ về sử dụng vũ khí hóa học phải phù hợp với những khuôn khổ pháp lý nghiêm ngặt và phải dựa trên những kết quả điều tra độc lập kỹ lưỡng.

Thông báo khẳng định nếu Damascus sử dụng vũ khí hóa học thì hành động này bị coi là vi phạm luật pháp quốc tế và mọi hành động quân sự nhằm vào Syria không có sự tán thành của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ bị coi là hành động xâm lược.

Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thừa nhận vấn đề Syria không chính thức nằm trong chương trình nghị sự của tổ chức này.

Tuy nhiên, các thành viên hội đồng và Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon hy vọng vấn đề này sẽ được thảo luận trên cơ sở song phương hoặc theo nhóm tại Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20), khai mạc ngày hôm nay (5/9).

Chủ tịch Hội đồng Bảo an hiện nay là Đại sứ Australia Gary Quinlan cho biết nhóm điều tra của Liên hợp quốc vừa từ Syria trở về và đang phân tích các mẫu y sinh nhằm xác định vũ khí hóa học có được sử dụng trong cuộc tấn công ngày 21/8 vừa qua ở ngoại ô thủ đô Damascus của Syria hay không.

Bộ Ngoại giao Na Uy hoan nghênh tuyên bố mới đây của Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng Nga nhất trí can thiệp quân sự vào Syria nếu có sự chấp thuận của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và có bằng chứng xác thực về việc chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học.

Bộ trưởng Ngoại giao Na Uy Espen Bart Eide nhấn mạnh Chính phủ Na Uy phản đối can thiệp quân sự vào Syria mà không có lệnh trừng phạt tương ứng của Hội đồng Bảo an.

Theo ông, các nước thành viên Hội đồng Bảo an cần tích cực tham gia làm sáng tỏ liệu có hiện tượng sử dụng vũ khí hóa học ở Syria hay không.

Khẳng định Pháp không tham gia các cuộc tấn công trên bộ ở Syria, song Thủ tướng nước này Jean-Marc Ayrault cho rằng can thiệp quân sự vào Syria là việc làm cần thiết.

Theo ông Ayrault, không hành động với Syria đồng nghĩa đẩy hòa bình và an ninh ở Trung Đông vào tình trạng nguy hiểm và không hành động quân sự đối với Syria đồng nghĩa đóng cánh cửa giải pháp chính trị cho cuộc xung đột này.

Phần đông thành viên đảng Xã hội của Tổng thống Pháp Francois Hollande, đảng chiếm đa số trong Hạ viện Pháp, ủng hộ hành động quân sự đối với Syria, song một số đảng lớn khác trong đó có UMP đối lập chính phản đối giải pháp quân sự nếu không có sự tán thành của Liên hợp quốc hay một liên minh quốc tế rộng lớn.

Các nghị sỹ Pháp cũng quan ngại về hậu quả của việc can thiệp quân sự vào Syria, đặc biệt đối với lực lượng gìn giữ hòa bình của Pháp tại Liban, nước láng giềng của Syria.

Dù bị Hạ viện phản đối, Thủ tướng Anh David Cameron vẫn kêu gọi Mỹ hành động nhằm ngăn chặn chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học.

Ông Cameron cho biết Anh không thể tham gia bất kỳ hành động quân sự nào ở Syria, song không được từ bỏ lập trường phản đối các cuộc tấn công bằng vũ khí hóa học và phải nêu vấn đề này ra trước mọi diễn đàn mà Anh tham gia.

(Theo TTXVN)

Các tin khác
Sinh viên Mỹ biểu tình phản đối cuộc chiến ở Gaza. Ảnh: Politico.

Cuộc biểu tình của các sinh viên đại học đang khiến Tổng thống Biden phải “đau đầu” tìm cách giải quyết, nhưng cũng có thể là lối thoát chính trị dành cho ông Trump khi có vẻ như ông chủ cũ của Nhà Trắng đang ở “kèo dưới” trong cuộc chiến pháp lý.

Nắng nóng ở Myanmar.

Theo Cơ quan khí tượng và thủy văn Myanmar, ngày 28/4 vừa qua là ngày tháng 4 nóng nhất ở Mandalay trong 77 năm qua, với nhiệt độ lên tới 44,8 độ C.

Từ trái sang: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, Bộ trưởng Quốc phòng Australia, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản và Bộ trưởng Quốc phòng Philippines ở Honolulu, ngày 2/5.

Bộ trưởng Quốc phòng các nước Mỹ, Australia Nhật Bản và Philippines đã có cuộc gặp tại Hawaii ngày 3/5. Các bên đã cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng trong thời gian tới.

Các em nhỏ thu nhặt đồ đạc sót lại trong đống đổ nát của ngôi nhà bị phá hủy sau cuộc tấn công của Israel vào thành phố Rafah, Dải Gaza ngày 1/5/2024.

Thổ Nhĩ Kỳ nêu rõ tất cả các giao dịch hàng hóa liên quan đến Israel đã bị dừng cho đến khi Israel tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển nguồn viện trợ nhân đạo đầy đủ, không gián đoạn tới Gaza.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục