Serbia công bố kết quả chính thức của cuộc bầu cử Quốc hội
- Cập nhật: Thứ sáu, 6/5/2016 | 2:17:28 PM
Sau khi kiểm toàn bộ 100% số phiếu bầu, tối 5/5, Ủy ban bầu cử Serbia đã công bố kết quả chính thức cuối cùng của cuộc bầu cử Quốc hội trước thời hạn.
Đảng Tiến bộ (SNS) của Thủ tướng Aleksandar Vucic đã chiến thắng vang dội.
|
Theo kết quả kiểm tra, đảng Tiến bộ (SNS) của Thủ tướng Aleksandar Vucic đã chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử lần này.
Theo Ủy ban bầu cử Serbia, 7 đảng và liên minh đảng sẽ có ghế trong quốc hội nước này sau khi vượt qua 5 % số phiếu ủng hộ cần thiết.
Sau khi giành được 48,25% số phiếu bầu, đảng cầm quyền của Thủ tướng Vucic có 131 ghế trong Quốc hội 250 ghế.
Tiếp đó, đảng Xã hội (SPS) của Bộ trưởng Ivica Dacic có 29 ghế; đảng cực hữu Cấp tiến giành 22 ghế; liên minh đối lập "Vì một Serbia công bằng- Đảng Dân chủ" và đảng Sasa Radulovic đều có 16 ghế; liên minh "Cánh cửa-Đảng Dân chủ Serbia" được 13 ghế; đây cũng là số ghế của liên minh thân phương Tây giữa đảng “Tự do-Dân chủ” và liên đoàn Dân chủ-Xã hội Vojvodina. Đáng chú ý, 10 ghế còn lại sẽ chia cho 5 đảng đại diện dân tộc thiểu số.
Đây là cuộc bầu cử Quốc hội lần thứ 11 của Serbia kể từ năm 1990. Phiên họp đầu tiên của quốc hội mới sẽ diễn ra muộn nhất là 30 ngày kể từ khi công bố kết quả chính thức và quốc hội sẽ có nhiều nhất 90 ngày kể từ phiên họp đầu tiên để thành lập chính phủ mới. Trong thời gian này nếu chính phủ mới không được thành lập, Quốc hội có thể bị giải tán.
Quốc hội tiền nhiệm của Serbia đã bị giải tán hôm 4/3 theo đề nghị của Thủ tướng Vucic, với lý do chính phủ cần có một sự tín nhiệm rõ ràng để hoàn tất các cải cách đã được khởi xướng và đưa Serbia sớm gia nhập Liên minh châu Âu (EU).
Cuộc bầu cử ngày 24/4 cũng được coi là cơ hội để cử tri bày tỏ ý kiến đối với các kế hoạch cải cách đang được tiến hành.
(Theo TTXVN)
Các tin khác
Đại hội lần thứ 7 của Đảng Lao động Triều Tiên sáng 6/5 khai mạc tại thủ đô Bình Nhưỡng của Triều Tiên.
Ngày 5/5, Chính phủ và người dân Israel đã tổ chức lễ tưởng niệm các nạn nhân thảm họa diệt chủng do Đức Quốc xã tiến hành trong Chiến tranh Thế giới thứ 2.
Giới quan sát cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đang trên bờ vực một cuộc khủng hoảng chính trị với việc Thủ tướng Ahmet Davutoglu từ chức do những rạn nứt trong quan hệ với Tổng thống Tayyip Erdogan cũng như đảng cầm quyền.