160 nước yêu cầu chứng cứ vụ hạ độc điệp viên Nga
- Cập nhật: Thứ tư, 28/3/2018 | 5:31:15 PM
Khoảng 160 quốc gia không thuộc khối phương Tây yêu cầu Anh đưa ra bằng chứng cho cáo buộc Nga đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal.
Cơ quan chức năng Anh khám nghiệm hiện trường vụ đầu độc ông Skripal hôm 4-3.
|
Hôm 26-3, nối gót nước Anh, Mỹ, 18 quốc gia Liên minh châu Âu (EU), Canada và Úc đã đồng loạt thông báo trục xuất một lượng lớn nhân viên ngoại giao Nga. Riêng Mỹ đã trục xuất tới 60 nhà ngoại giao Nga, trong đó có 12 nhân viên phái bộ Nga tại Liên Hiệp Quốc.
Đây trở thành vụ trục xuất tập thể nhân viên ngoại giao Nga lớn nhất trong lịch sử. Nga đã lên án làn sóng trục xuất này là bước đi cực kỳ không thân thiện và không có cơ sở. Dù vậy, vẫn có một số quốc gia phương Tây từ chối đứng về London cho tới khi bằng chứng vụ án được phơi bày. Hai nước Áo và Thụy Sĩ nhấn mạnh lập trường trung lập của họ và từ chối tiếp bước Anh. Ngoài ra, các quốc gia khác như Cộng hòa Síp, Bồ Đào Nha, Bulgaria, Slovakia, Slovenia, Malta và Luxembourg cũng không hòa chung làn sóng này.
Mới đây, Tổng thống Cộng hòa Czech- ông Milos Zeman cũng nói muốn biết sự thật, yêu cầu Anh cung cấp bằng chứng chứng minh Nga có dính líu vụ đầu độc ở Salisbury.
Trong khi đó, đại sứ Nga tại Anh Alexander Yakovenko đã tổ chức một cuộc họp báo với sự tham dự của các đại sứ nước ngoài hôm 27-3. Tại cuộc họp, ông Yakovenko khẳng định Nga hoàn toàn sẵn sàng phối hợp với các nhà điều tra Anh.
"Đến nay, London tiếp tục từ chối hợp tác là không thể chấp nhận được” – ông Yakovenko nhấn mạnh trong một thông cáo sau họp báo. Moscow nhiều lần yêu cầu Anh cung cấp mẫu chất độc mà cha con ông Skripal được cho là trúng phải hôm 4-3 song mọi yêu cầu đều bị khước từ.
Theo đại sứ quán Nga, đại diện các nước có mặt tại cuộc họp nói với ông Yakovenko rằng họ vẫn còn mù mờ thông tin về vụ đầu độc ông Skripal khi không được Anh cung cấp chứng cứ.
"Các thắc mắc và tuyên bố của những người tham gia họp báo đã xác nhận một điều phía Anh đã không cung cấp cho các đối tác quốc tế của họ bất kỳ sự thật nào liên quan tới vụ việc xảy ra ở Salisbury” – thông cáo nhấn mạnh, thêm rằng hành vi đó của Anh không chỉ gây rắc rối cho các đoàn ngoại giao mà còn cả cộng đồng quốc tế.
Các tin khác
Tại phiên bỏ phiếu ở Quốc hội, ông Win Myint giành được nhiều phiếu nhất, với 403 phiếu ủng hộ trong tổng số 636 phiếu bầu của các nghị sĩ.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã tuyên bố quốc tang vào ngày 28/3 để tưởng niệm các nạn nhân trong vụ cháy trung tâm thương mại ở Kemerovo, miền Trung Siberia.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua các nghị quyết gia hạn sứ mệnh của các lực lượng gìn giữ hòa bình tại Somalia và Cộng hòa dân chủ Congo tới ngày 31/3/2019.
Đây là lần đầu tiên ông Kim Jong-un thăm Trung Quốc kể từ khi trở thành Nhà lãnh đạo tối cao của Triều Tiên vào tháng 12/2011 đến nay.