90% dân số thế giới sống chung với "kẻ giết người" thầm lặng ô nhiễm không khí

  • Cập nhật: Chủ nhật, 13/10/2019 | 9:14:01 AM

Dữ liệu mới của WHO cho thấy, trên thế giới, 9/10 người hít thở không khí có chất gây ô nhiễm cao. Số người chết do ô nhiễm không khí ở mức báo động 7 triệu người/năm.

Những phương pháp giải quyết bài toán khói bụi trên thế giới đang dần mang lại hiệu quả tích cực.
Những phương pháp giải quyết bài toán khói bụi trên thế giới đang dần mang lại hiệu quả tích cực.

Trong 7 triệu người chết do ô nhiễm không khí mỗi năm, khoảng một nửa tử vong do ô nhiễm không khí ngoài môi trường xung quanh, gần một nửa còn lại tử vong do ô nhiễm không khí trong gia đình như do đốt nhiên liệu nấu ăn. Hơn 90% ca tử vong liên quan đến ô nhiễm không khí xảy ra ở các nước thu nhập thấp và trung bình, chủ yếu ở châu Á và châu Phi.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ cho thấy, ô nhiễm không khí góp phần gây bệnh phổi, đột quỵ, nhồi máu cơ tim và làm giảm tuổi thọ con người từ 1,5 - 2 năm. Ngoài ra, theo một số nghiên cứu mới, phơi nhiễm khí thải từ các phương tiện giao thông làm gia tăng 50% nguy cơ phát triển bệnh ung thư ở các bệnh nhân mắc bệnh tim. Không chỉ vậy, theo cảnh báo mới nhất của các nhà khoa học Mỹ, ô nhiễm còn làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về tâm thần như: chứng tâm thần phân liệt, rối loạn nhân cách hay bệnh trầm cảm.

Dường như không có nơi nào là an toàn trước tác động của ô nhiễm không khí. Mới đây, các nhà khoa học Bỉ đã tìm thấy dấu vết của muội than, những hạt ô nhiễm không khí trong nhau thai, nơi đáng lẽ là phải là chỗ an toàn nhất để thai nhi phát triển.

Ô nhiễm, khói mù không phải là chuyện mới. Tuy nhiên, vấn đề này gần đây thu hút sự quan tâm của công chúng bởi tình trạng ô nhiễm đang trở nên trầm trọng hơn. Xét về góc độ mỗi cá nhân, khi sống chung với ô nhiễm, mỗi người chỉ có thể tự bảo vệ mình bằng một số cách thông thường như: ra đường thì đeo khẩu trang, tránh những chỗ ô nhiễm nặng, về nhà có thể sử dụng các thiết bị lọc không khí. 

Riêng với đối tượng trẻ em, vì chiều cao trung bình của các em chỉ khoảng 1,2m, thấp hơn hẳn người lớn nên việc hít phải khói bụi ô nhiễm cũng nhiều hơn. Vì vậy, trong những ngày ô nhiễm không khí, Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo hãy bế các bé lên cao thay vì dắt bộ, không kể các bé đứng phía sau ống xả xe máy hoặc ô tô.

Các cá nhân được khuyến cáo như vậy, còn các nhà khoa học và chính quyền tại nhiều nước cũng không ngừng nỗ lực ngăn chặn ô nhiễm. Không khí sạch hơn là điều mà châu Âu vẫn đang nỗ lực thực hiện. Lục địa này đã có nhiều kế hoạch giúp giảm ô nhiễm cho các thành phố. Và giải pháp được chú trọng nhất là giao thông xanh vì đây là nguồn chiếm một nửa mức gây ô nhiễm tại các đô thị.

(Theo VTV)

Các tin khác
Xe hơi bị gió thổi lật úp ở Chiba.

Ít nhất 8 người đã thiệt mạng, hơn 100 người khác bị thương và 17 người mất tích khi siêu bão Hagibis càn quét Nhật Bản.

Tổng thống Joko Widodo.

Sắc lệnh được ban hành nhằm thúc đẩy việc sử dụng tiếng Bahasa - ngôn ngữ chính thức của Indonesia, xuất phát từ việc quan chức, kể cả các đời tổng thống, chủ yếu sử dụng tiếng Anh tại các diễn đàn.

Một trung tâm sơ tán ở Suzuka, Nhật Bản ngày 12/10.

Lệnh sơ tán đã được ban hành đối với hơn 262.000 người dân tại Gunma, Saitama, Chiba, Tokyo, Kanagawa, Yamanashi, Shizuoka và Mie.

Vụ thử tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 tại một địa điểm bí mật ở Triều Tiên.

KCNA lên án nghị quyết của Quốc hội Hàn Quốc, cho rằng điều này là không thể chấp nhận được đối với Triều Tiên và "đẩy quan hệ hai miền Triều Tiên vốn đang bế tắc đến chỗ thảm họa."

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục