Belarus bất ngờ tuyên bố sửa chữa đường ống dẫn dầu từ Nga sang EU

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/11/2021 | 7:41:04 AM

Belarus thông báo đang tiến hành “sửa chữa đột xuất” một nhánh của đường ống dẫn dầu từ Nga đến một số quốc gia Liên minh châu Âu (EU).

Công nhân sửa chữa một đoạn đường ống dẫn dầu ở làng Romanovka (Belarus).
Công nhân sửa chữa một đoạn đường ống dẫn dầu ở làng Romanovka (Belarus).

Trong một tuyên bố đưa ra hôm 17/11, hãng xuất khẩu năng lượng khổng lồ Transneft của Nga cho biết nguồn cung dầu có thể bị gián đoạn trong thời gian ngắn. Người phát ngôn của Transneft - ông Igor Demin cho biết việc sửa chữa đột xuất sẽ được hoàn thành vào cuối tuần.

Nhánh đường ống này kết nối các mỏ dầu ở miền Trung nước Nga với người tiêu dùng Ba Lan, Hungary, Séc và Đức. Đơn vị vận hành đoạn đường ống qua Belarus - Gomeltransneft Druzhba - được cho là đã bắt đầu sửa chữa vào tối 16/11.

Nguồn cung dầu sang EU dự kiến sẽ bị cắt giảm trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu dầu hàng tháng sẽ không bị ảnh hưởng. Theo phát ngôn viên Demin, Transneft hy vọng sẽ đảm bảo đáp ứng hạn ngạch xuất khẩu của mình.

Trước đó vài ngày, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cảnh báo Minsk có thể chặn dòng khí đốt chảy qua đường ống Yamal-châu Âu nếu các nước EU áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt nhằm vào Belarus. Đây là đường ống dẫn khí đốt từ Bán đảo Yamal của Nga và Tây Siberia đến Đức và các quốc gia EU khác.

Lời đe doạ được đưa ra trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng dọc biên giới Ba Lan và Belarus, buộc Warszawa phải điều quân đến khu vực này để tăng cường an ninh. Hàng nghìn người xin tị nạn đã tập trung tại biên giới Belarus-Ba Lan, bất chấp cái lạnh cắt da thịt.

EU đổ lỗi cho Minsk về việc "khuyến khích người tị nạn tìm đường đến châu Âu thông qua lãnh thổ Belarus”. Minsk phủ nhận mọi cáo buộc, và nói rằng họ không đủ khả năng bảo vệ EU khỏi dòng người di cư do các lệnh trừng phạt nặng nề mà khối này áp đặt lên Belarus.

Phát biểu hôm 13/11, Tổng thống Nga Putin cho biết ông cảm thấy bất ngờ khi ông Lukashenko tuyên bố có thể chặn dòng chảy nhiên liệu từ Nga sang EU.

"Tất nhiên, về lý thuyết, ông Lukashenko với tư cách là lãnh đạo của một quốc gia trung chuyển có thể ra lệnh cắt nguồn cung cấp (khí đốt) của chúng tôi cho châu Âu. Nhưng việc này sẽ vi phạm thoả thuận vận chuyển nhiên liệu của chúng tôi. Tôi hy vọng mọi chuyện sẽ không đến mức như vậy. Nó có thể gây ra thiệt hại nặng nề cho ngành năng lượng châu Âu, và không giúp ích gì cho quan hệ giữa chúng tôi với Belarus.”

Ông Putin hứa sẽ thảo luận về việc này với ông Lukashenko nếu cần thiết.

Nga là đồng minh thân cận nhất của Belarus trong nhiều năm, nhưng nhận xét của ông Lukashenko được đưa ra vào thời điểm nhạy cảm đối với hoạt động xuất khẩu năng lượng của Nga sang châu Âu. Các nhà phân tích cho rằng những bình luận về khí đốt của ông Lukashenko có thể đã thử thách sự kiên nhẫn của ông Putin.
(Theo TPO)

Các tin khác
Người Palestine ngồi bên đống đổ nát sau một cuộc tấn công của Israel tại phía bắc Gaza hôm 22/4.

Israel đã tăng các vụ tấn công khắp Gaza hôm thứ 23/4 với việc pháo kích lớn nhất trong nhiều tuần, quân đội đã ra lệnh sơ tán mới ở phía bắc vùng đất này, cảnh báo dân thường rằng họ đang ở trong "khu vực chiến đấu nguy hiểm".

Người đứng đầu cơ quan nhân quyền của Liên hợp quốc cho biết ông "kinh hoàng" trước báo cáo về những ngôi mộ tập thể chứa hàng trăm thi thể ở Gaza.

NEONSAT-1 được phóng lên từ sân bay vũ trụ của Công ty Rocket Lab ở Mahia (New Zealand).

Ngày 24/4, Bộ Khoa học và Công nghệ thông tin Hàn Quốc cho biết, Hàn Quốc đã phóng một vệ tinh nano lên quỹ đạo Trái đất. Đây là một phần của dự án quốc gia nhằm tạo ra một chòm sao vệ tinh vào năm 2027.

Lô tên lửa Javelins do Mỹ viện trợ được chuyển tới sân bay ở Kiev, Ukraine ngày 11/2/2022. Ảnh (tư liệu)

Với 79 phiếu thuận và 18 phiếu chống, tối 23/4 (theo giờ Mỹ, tức sáng 24/4 giờ Việt Nam), Thượng viện Mỹ đã thông qua gói viện trợ bổ sung được chờ đợi lâu nay cho Ukraine, Israel và một số nước khác.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục