Lở đất ở mỏ ngọc Myanmar: 70 - 100 người mất tích

  • Cập nhật: Thứ tư, 22/12/2021 | 2:37:51 PM

Ngày 22-12, một thành viên đội cứu hộ ở Myanmar cho biết ít nhất một người thiệt mạng và khoảng 70-100 người mất tích sau khi xảy ra lở đất ở một mỏ ngọc ở vùng Hpakant của nước này.

Người dân tập trung gần thi thể các nạn nhân trong vụ lở đất tại một mỏ ngọc vùng Hpakant, Myanmar tháng 7/2020.
Người dân tập trung gần thi thể các nạn nhân trong vụ lở đất tại một mỏ ngọc vùng Hpakant, Myanmar tháng 7/2020.

Truyền thông địa phương cho biết vụ lở đất xảy ra tại vùng Hpakant, bang Kachin.

"Khoảng 70 - 100 người đang mất tích trong vụ lở đất xảy ra lúc 4h sáng. Chúng tôi đã chuyển 25 người bị thương tới bệnh viện và tìm thấy một người chết", thành viên Ko Nyi của đội cứu hộ cho biết.

Theo Hãng tin AFP, khoảng 200 nhân viên cứu hộ đang tìm kiếm thi thể cũng như những người sống sót sau tai nạn thương tâm sáng nay. Một số người dùng xuồng để tìm kiếm thi thể trong một hồ nước gần mỏ ngọc này.

Hàng chục người chết mỗi năm khi làm việc trong ngành công nghiệp khai thác ngọc vốn sinh lợi cao nhưng quản lý yếu kém của Myanmar. Ngành công nghiệp này thường thuê lao động nhập cư với mức lương thấp.

Năm 2020, một trận mưa lớn gây lở đất hàng loạt tại Hpakant - trung tâm giao thương ngọc bích của Myanmar ở phía bắc bang Kachin, làm hơn 100 thợ mỏ thiệt mạng.

Theo Reuters, Myanmar sản xuất 90% ngọc bích trên thế giới, hầu hết đến từ vùng Hpakant.

(Theo TTO)

Các tin khác
Pháp siết quy định tiêm vắc xin COVID-19 để tránh phong tỏa toàn quốc

Đối mặt với sự gia tăng số ca nhập viện do COVID-19, Chính phủ Pháp đang nỗ lực thông qua một đạo luật yêu cầu người dân phải có chứng nhận tiêm phòng khi đến nhà hàng và các địa điểm công cộng, đồng thời cảnh báo sẽ có các biện pháp cứng rắn hơn nếu tình trạng gia tăng nhiễm COVID-19 không thuyên giảm.

Siêu bão Rai diễn ra trong tuần qua ở Philippines.

Các nhà dự báo cho biết, cường độ tăng nhanh chóng đã biến bão Rai trở thành cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Philippines trong năm nay, vượt qua mọi dự đoán.

Omicron buộc Đan Mạch áp đặt trở lại các biện pháp chống dịch.

Đan Mạch từng tuyên bố không còn là mối đe dọa cách đây vài tháng, nhưng giờ phải gồng mình đối phó với đợt sóng lây nhiễm mới vì biến chủng Omicron. Cuối tháng 8, Đan Mạch khẳng định "COVID-19 không còn đe dọa với xã hội" và dỡ bỏ tất cả hạn chế để phòng dịch. Thời điểm này, quốc gia Bắc Âu chỉ ghi nhận chưa đầy 200 ca bệnh/ngày.

Ảnh minh họa.

Những dịch chuyển địa chất tại Rãnh Nhật Bản cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra động đất và sóng thần ở miền Bắc Nhật Bản, trong đó bao gồm cả thảm họa kép vào ngày 11/3/2011.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục