Trong một nỗ lực nhằm thay thế Thủ tướng Abdulhamid Dbeibah, ngày 25/1, Quốc hội Libya đã công bố các tiêu chí lựa chọn ứng cử viên cho vị trí thủ tướng lâm thời của nước này.
|
Toàn cảnh phiên họp Quốc hội Libya tại Sirte, ngày 9/3/2021.
|
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, động thái mới nhất của Quốc hội Libya được đưa ra một tháng sau khi cuộc bầu cử tổng thống ở nước này bị hoãn lại. Các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội là một phần trong lộ trình chính trị của Diễn đàn Đối thoại chính trị Libya do Liên hợp quốc (LHQ) bảo trợ.
Người phát ngôn Quốc hội Libya, ông Abdullah Bliheg, cho biết trong phiên họp ngày 25/1 với sự tham gia của 120 nghị sĩ, Quốc hội Libya đã thông qua các điều kiện và công bố danh sách gồm 13 tiêu chí để lựa chọn ứng cử viên cho vị trí thủ tướng lâm thời. Theo một số tiêu chí trong danh sách này, những nhân vật được lựa chọn phải cam kết không ứng cử trong các cuộc bầu cử sau này, chỉ có quốc tịch Libya và nhận được sự ủng hộ của ít nhất 25 nghị sĩ.
Cuộc bầu cử tổng thống dự kiến được tổ chức vào ngày 24/12/2021 đã bị hoãn lại do các phe phái chính trị tại Libya vẫn bất đồng sâu sắc về cơ sở Hiến pháp để tổ chức các cuộc bầu cử quốc gia cũng như các quy định về ứng cử viên. Thủ tướng Dbeibah là đối thủ của Chủ tịch Quốc hội Libya Aguila Saleh. Quốc hội Libya do ông Saleh đứng đầu có trụ sở tại thành phố Tobruk, thuộc miền Đông Libya, trong khi Chính phủ Thống nhất Quốc gia (GNU) của Thủ tướng Dbeibah đặt tại Tripoli ở miền Tây.
Các đối thủ chính trị của ông Dbeibah đã tuyên bố rằng nhiệm vụ của GNU đã kết thúc, trong khi một số nghị sĩ cho rằng chính phủ của Thủ tướng Dbeibah nên được giữ nguyên cho đến khi các cuộc bầu cử được tổ chức. LHQ cũng đã kêu gọi các bên tại Libya ấn định lịch trình mới để tổ chức cuộc bầu cử tổng thống, thay vì một cuộc cải tổ chính phủ.
(Theo Tin tức)
Các cáo buộc qua lại giữa Nga và phương Tây đang khiến tình hình Ukraine nóng lên từng ngày, dù Nga chưa hề nói tới một lệnh tấn công.
Các “đại cử tri” Italy ngày 24/1 đã không bầu được tổng thống mới trong vòng bỏ phiếu kín đầu tiên. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo đảng họp ở hậu trường để nỗ lực thống nhất về một ứng cử viên nhằm tránh gây bất ổn chính trị.
Hai nhóm sắc tộc đụng độ nhau gây cháy một hộp đêm ở tỉnh Tây Papua, Indonesia làm 18 người thiệt mạng. Cảnh sát đang điều tra và triển khai lực lượng để ngăn bạo lực.
Hãng thông tấn Yonhap (Hàn Quốc) dẫn nguồn tin cho biết Triều Tiên đã phóng 2 vật thể bay được cho là tên lửa hành trình ra ngoài khơi bờ biển phía Đông nước này ngày 25/1.