Ngày 9-3, một quan chức Hàn Quốc xác nhận với Hãng tin AFP rằng nước này đã bắt giữ một chiếc thuyền không vũ trang của Triều Tiên cùng 7 thủy thủ đoàn. Phía Hàn Quốc cũng đã bắn cảnh cáo vào một tàu tuần tra Triều Tiên cố gắng can thiệp.
|
Một tàu tuần tra lớp Gumdoksuri của Hải quân Hàn Quốc khai hỏa
|
Cụ thể, một quan chức Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết tàu tuần tra của Triều Tiên đã vượt qua biên giới hàng hải ngoài khơi, gần bờ biển phía tây của bán đảo, vào đầu ngày 8-3, trong khi đuổi theo một tàu đang đi về phía nam.
Vị quan chức trên cũng cho biết 7 thủy thủ đoàn của chiếc thuyền không có vũ trang bị bắt giữ đang bị nhà chức trách thẩm vấn.
Trước đó, Hãng tin Yonhap đưa tin Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) thông báo một tàu tuần tra của Triều Tiên đã vượt qua Đường giới hạn phía bắc (NLL). NLL phân định vùng biển giữa Triều Tiên và Hàn Quốc ở phía tây bán đảo Triều Tiên.
Vụ việc được cho là xảy ra vào khoảng 9h49 ngày 8-3 theo giờ địa phương, khi tàu tuần tra Triều Tiên đang truy đuổi một tàu khác của Triều Tiên vượt qua NLL ngay trước đó.
Tàu tuần tra của Triều Tiên đã vượt qua NLL khoảng 1km và quay đầu trở lại hướng bắc sau khi tàu chiến của Hàn Quốc nổ 3 phát pháo 40mm để cảnh cáo.
Theo Yonhap, hải quân Hàn Quốc đã bắt giữ chiếc tàu bị đuổi theo, trong số 7 người trên tàu có 6 người mặc quần áo quân sự.
Những người này nói họ đã vượt qua biên giới biển do "lỗi định vị" và "kiên quyết yêu cầu được quay trở lại" Triều Tiên.
Vị quan chức Hàn Quốc từ chối xác nhận với AFP những chi tiết được Yonhap công bố, và cho biết quá trình điều tra vẫn đang diễn ra.
Vụ việc mới nhất xảy ra ngay thời điểm người dân Hàn Quốc bắt đầu đi bỏ phiếu bầu cử tổng thống trong ngày 9-3.
Ông Leif-Eric Easley, giáo sư tại Đại học Ewha ở Seoul, cho biết một tàu tuần tra băng qua biên giới biển trên thực tế "chắc chắn sẽ mang một thông điệp chính trị vì điều này xảy ra trước cuộc bầu cử tổng thống của Hàn Quốc".
Ông Easley cũng nhận định Triều Tiên thường yêu cầu trao trả công dân của họ ngay lập tức, nhưng điều này có thể phức tạp do đại dịch.
Hàn Quốc đang trong đợt bùng phát biến thể Omicron mạnh, ghi nhận hơn 200.000 ca nhiễm vào hầu hết các ngày trong tháng này.
Cơ quan y tế cho biết hơn 1 triệu người hiện đang cách ly tại nhà sau khi kết quả xét nghiệm dương tính. Nước này đã sửa đổi luật bầu cử vào tháng trước để đảm bảo người bệnh cũng có thể bỏ phiếu.
(Theo TTO)
Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố kế hoạch cắt giảm 2/3 sự phụ thuộc của khối vào khí đốt của Nga trong năm nay và chấm dứt hoàn toàn sự phụ thuộc này trước năm 2030.
Từ ngày 9/3 đến 9/9, các ngân hàng tại Nga sẽ không được phép bán ngoại tệ cho người dân, tuy nhiên, người Nga vẫn có thể đổi từ ngoại tệ sang đồng ruble nội tệ trong cùng giai đoạn.
Tổng thống Vladimir Putin ngày 8/3 ra lệnh hạn chế hoặc cấm nhập khẩu và xuất khẩu một số sản phẩm và nguyên liệu thô trong năm 2022, theo sắc lệnh về các biện pháp kinh tế đối ngoại đặc biệt nhằm đảm bảo an ninh của Moscow.
Ngày 9/3, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã ban bố tình trạng khẩn cấp quốc gia để ứng phó với trận lũ lụt thảm khốc xảy ra ở miền Bắc bang New South Wales (NSW).