Hạ viện Mỹ ngày 9/3 đã thông qua dự luật chi tiêu lớn, trong đó có gói viện trợ trị giá 13,6 tỷ USD cho Ukraine và các đồng minh ở châu Âu.
|
Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.
|
Động thái này diễn ra sau khi các thành viên đảng Dân chủ từ bỏ kế hoạch bổ sung ngân sách chống dịch Covid-19. Việc thông qua gói viện trợ cho Ukraine và dự luật 1,5 nghìn tỷ tại Hạ viện được coi là chiến thắng của cả phe Dân chủ và phe Cộng hòa.
Theo kế hoạch, dự luật sẽ xem xét tại Thượng viện vào cuối tuần này.
Chỉ vài giờ trước đó, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi đã phải từ bỏ kế hoạch phân bổ 15,6 tỷ USD để chống dịch Covid-19, quyết định mà bà cho là "đau lòng” vì đi ngược lại với ưu tiên hàng đầu của Tổng thống Biden và các lãnh đạo của đảng Dân chủ. Số tiền này ban đầu được dự trù để hỗ trợ cung cấp vaccine, phát triển phương pháp điều trị và xét nghiệm tại Mỹ, cũng như thúc đẩy cuộc chiến chống dịch trên toàn thế giới. Thế nhưng, cuộc tranh cãi gay gắt giữa đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ đã buộc bà phải từ bỏ sáng kiến này.
Nói về sự nhượng bộ của đảng Dân chủ trước yêu cầu của đảng Cộng hòa, bà Pelosi cho biết: "Một cuộc chiến đang diễn ra tại Ukraine và chúng tôi có công việc quan trọng cần phải thực hiện”. Bà cho biết, với số ghế 50-50 tại Thượng Viện, phe Dân chủ cần ít nhất 10 phiếu của phe Cộng hòa để dự luật được thông qua, vì thế "chúng tôi biết rằng sẽ phải có sự thỏa hiệp”.
Hạ viện đã thông qua dự luật nêu trên trong 2 cuộc bỏ phiếu riêng biệt. Chương trình an ninh được thông qua với 361 phiếu thuận và 69 phiếu chống, phần còn lại của dự luật được thông qua với 260 phiếu thuận và 171 phiếu chống và hầu hết sự phản đối ở phía đảng Cộng hòa.
Gói viện trợ Ukraine sẽ bao gồm khoản chi phí 6,5 tỷ USD dành cho việc Mỹ đưa vũ khí và quân đội đến Đông Âu, trang bị cho các lực lượng đồng minh để đối phó với chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine; 6,8 tỷ USD để chăm sóc người tị nạn và cung cấp viện trợ kinh tế và một khoản nhỏ giúp các cơ quan liên bang thực thi biện pháp trừng phạt kinh tế Nga và bảo đảm an ninh mạng.
(Theo VOV)
Điều gì xảy ra nếu cuộc xung đột ở Ukraine lan ra toàn châu Âu và liệu có những giải pháp phòng ngừa nào để ngăn chặn kịch bản trên xảy ra?
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cho biết nước này sẽ phóng một số vệ tinh do thám trong những năm tới để nắm thông tin về hành động quân sự của Mỹ và đồng minh.
Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, các thành viên của nhóm đã sẵn sàng giải phóng thêm dầu từ các kho dự trữ khẩn cấp.
Sáng 10/3 (theo giờ Việt Nam), hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc đưa tin ứng cử viên Yoon Seok-yeol của đảng Quyền lực nhân dân (PPP) đối lập chính đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống.