Hạ viện đã bật đèn xanh cho kế hoạch chi tiêu đến tháng 9/2022, chỉ 42 giờ trước hạn chót là đêm 11/3 theo giờ Mỹ, thời điểm quỹ chi cho chính phủ cạn kiệt.
|
Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Mỹ ở Washington, DC.
|
Ngày 9/3 theo giờ Mỹ (tức sáng 10/3 giờ Việt Nam), các nghị sỹ Mỹ đã ký thông qua gói chi tiêu 1.500 tỷ USD cho các cơ quan liên bang, ngay trước thời hạn chót Chính phủ Mỹ phải đóng cửa vì hết ngân sách. Trong gói ngân sách có khoản viện trợ trị giá gần 14 tỷ USD dành cho Ukraine.
Hạ viện đã bật đèn xanh cho kế hoạch chi tiêu đến tháng 9/2022, chỉ 42 giờ trước hạn chót là đêm 11/3 theo giờ Mỹ, thời điểm quỹ chi cho chính phủ cạn kiệt. Khoản chi này sẽ cần được Thượng viện phê chuẩn trước khi trở thành luật.
Các nghị sỹ cũng đã thông qua một "nghị quyết duy trì" trong 4 ngày, nhằm đảm bảo các cơ quan liên bang tiếp tục hoạt động đến ngày 15/3, cho phép Thượng viện có thêm thời gian thảo luận gói tài chính trên.
Trong gói ngân sách nói trên, có 13,6 tỷ USD dành cho viện trợ quân sự và nhân đạo cho Ukraine và các đồng minh Đông Âu.
Thỏa thuận vừa đạt được tại Hạ viện cũng dành 782 tỷ USD cho chi tiêu quốc phòng của Mỹ, cao hơn mức 715 USD mà Tổng thống Joe Biden đề xuất và tăng 5,6% so với năm 2021.
Ngoài ra, các nghị sỹ nhất trí chi 730 tỷ USD cho các hoạt động không liên quan đến phòng thủ, tăng 6,7% so với năm 2021, cũng là mức tăng lớn nhất trong 4 năm.
Tuy nhiên, đề xuất chi 15,6 tỷ USD cho chiến lược ứng phó với đại dịch COVID-19 của chính quyền Tổng thống Biden bị gạt khỏi gói chi tiêu này do không nhận được đồng thuận tại Hạ viện.
Các nghị sỹ Cộng hòa phản đối tăng chi cho các nỗ lực ứng phó với dịch ở cấp liên bang trong khi các nghị sỹ Dân chủ đã nhất trí dùng tiền từ các chương trình hiện có, bao gồm 7 tỷ USD cấp cho các chính quyền bang trong khuôn khổ Kế hoạch giải cứu nước Mỹ trị giá 1.900 tỷ USD.
(Theo Vietnam+)
Hạ viện Mỹ ngày 9/3 đã thông qua dự luật chi tiêu lớn, trong đó có gói viện trợ trị giá 13,6 tỷ USD cho Ukraine và các đồng minh ở châu Âu.
Điều gì xảy ra nếu cuộc xung đột ở Ukraine lan ra toàn châu Âu và liệu có những giải pháp phòng ngừa nào để ngăn chặn kịch bản trên xảy ra?
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cho biết nước này sẽ phóng một số vệ tinh do thám trong những năm tới để nắm thông tin về hành động quân sự của Mỹ và đồng minh.
Người đứng đầu Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết, các thành viên của nhóm đã sẵn sàng giải phóng thêm dầu từ các kho dự trữ khẩn cấp.