Cô gái khiếm thính học tiến sĩ ở trường danh tiếng bậc nhất Trung Quốc

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/3/2022 | 2:32:57 PM

Câu chuyện vượt khó trở thành tiến sĩ tại trường đại học danh tiếng bậc nhất Trung Quốc của cô gái khiếm thính truyền cảm hứng cho giới trẻ quốc gia tỷ dân.

Jiang Mengnan được đài truyền hình trung ương Trung Quốc vinh danh là một trong 10 nhân vật truyền cảm hứng năm 2021.
Jiang Mengnan được đài truyền hình trung ương Trung Quốc vinh danh là một trong 10 nhân vật truyền cảm hứng năm 2021.

Jiang Mengnan, 29 tuổi sinh ra tại một huyện miền núi ở Hồ Nam, Trung Quốc. Cô bị điếc khi mới 6 tháng do uống nhầm thuốc chữa bệnh phổi. Mẹ cô đăng ký tham gia nhiều khóa học tư vấn giáo dục đặc biệt để học kỹ năng dạy trẻ mất khả năng nghe. 

Với sự trợ giúp của bố mẹ, Jiang bắt đầu học cách đọc khẩu hình. Cô gái 29 tuổi vẫn còn nhớ những ngày bố mẹ bế cô đến trước gương, quan sát cách môi họ chuyển động để có thể bắt chước phát âm. 

"Chỉ với một chữ, nếu tôi có thể phát âm tốt sau 10.000 lần luyện tập, bố mẹ rất vui. Bố nhớ cơ bắp được hình thành thông qua việc lập luyện liên tục. Với một số chữ có cách phát âm tương tự, bố mẹ sẽ đặt tay tôi lên gần miệng họ để cảm nhận sự khác biệt", Jiang chia sẻ. 

Jiang nói cô coi các bài học khẩu hình là món quà quý giá mà bố mẹ trao cho mình. Nhờ đó, cô vẫn có thể tới trường lớp như bình thường thay vì đến các lớp học đặc biệt cho trẻ khiếm thính. 

Trong suốt thời gian học cấp 1 và cấp 2, Jiang được xếp ngồi bàn đầu để cô tiện nhìn chuyển động môi của giáo viên. Dù khác biệt so với bạn bè, Jiang luôn nằm trong nhóm có kết quả tốt nhất lớp những năm này. 

Tới khi học phổ thông, do phải ở nội trú nên Jiang phải đặt báo thức bằng di động và nắm chặt trong tay để cảm nhận độ rung của thiết bị. 

"Tôi không bao giờ buông điện thoại khỏi tay trong lúc ngủ. Với nhiều người, chuyện này là không thể nhưng tôi buộc phải làm vậy", cô chia sẻ. 

Năm 2011, Jiang đỗ vào Đại học Cát Lâm với điểm số khá cao. Nguyện vọng của Jiang là theo học ngành y, nhưng việc bị khiếm thính khiến cô phải từ bỏ và chuyển sang ngành dược. 

Không dừng lại ở đó, Jiang tiếp tục học lên thạc sỹ và trở thành nghiên cứu sinh của Đại học Thanh hoa năm 2018. 

"Tôi chưa bao giờ cảm thấy tự ti về vấn đề thính giác của mình. Tôi chỉ cảm thấy thất vọng và nghĩ rằng điều đó thật bất công. Tại sao người khác nghe được, còn tôi thì không?", Jiang nói, chia sẻ thêm rằng bản thân chưa bao giờ che giấu việc mình là người khiếm thính.

(Theo VTC)

Các tin khác
Nhà máy hạt nhân Chernobyl cách thủ đô Kiev 100 km về phía bắc.

Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), nhà máy điện hạt nhân Chernobyl tại Ukraine vẫn an toàn sau khi bị ngắt điện.

Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Mỹ ở Washington, DC.

Hạ viện đã bật đèn xanh cho kế hoạch chi tiêu đến tháng 9/2022, chỉ 42 giờ trước hạn chót là đêm 11/3 theo giờ Mỹ, thời điểm quỹ chi cho chính phủ cạn kiệt.

Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.

Hạ viện Mỹ ngày 9/3 đã thông qua dự luật chi tiêu lớn, trong đó có gói viện trợ trị giá 13,6 tỷ USD cho Ukraine và các đồng minh ở châu Âu.

Quân nhân Nga lái xe tăng trong cuộc tập trận quân sự ở khu vực Leningrad ngày 14/2/2022.

Điều gì xảy ra nếu cuộc xung đột ở Ukraine lan ra toàn châu Âu và liệu có những giải pháp phòng ngừa nào để ngăn chặn kịch bản trên xảy ra?

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục