Theo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), nhà máy điện hạt nhân Chernobyl tại Ukraine vẫn an toàn sau khi bị ngắt điện.
|
Nhà máy hạt nhân Chernobyl cách thủ đô Kiev 100 km về phía bắc.
|
RT dẫn một thông báo của IAEA ngày 9/3 cho biết, sự cố mất điện tại nhà máy điện hạt nhân Chernobyl không phải là một mối đe dọa nghiêm trọng, thông tin này trái ngược hoàn toàn so với tuyên bố của phía Ukraine về nguy cơ rò rỉ phóng xạ trong khu vực.
Trong cùng ngày công ty năng lượng hạt nhân Energoatom của Ukraine phát đi thông báo cho biết nhà máy điện hạt nhân Chernobyl đã bị ngắt khỏi mạng lưới điện quốc gia và không có khả năng khôi phục. Nhiều người lo ngại các chất phóng xạ có thể bị rò rỉ từ nhà máy điện hạt nhân, vì không thể làm mát nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng sau khi bị ngắt kết nối điện.
Cũng theo Energoatom họ không thể sửa lại lưới điện cho Chernobyl khi quân đội Nga hoạt động trong khu vực.
Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba sau đó cũng viết trên Twitter cho rằng một khi các máy phát điện dự phòng của Chernobyl hoạt động hết công suất thì hệ thống làm mát lò phản ứng hạt nhân cũng sẽ ngừng hoạt động, rò rỉ phóng xạ là điều sớm muộn.
Tuy nhiên, IAEA lại đánh giá việc Chernobyl mất điện không có bất kỳ tác động nghiêm trọng nào đến an toàn phóng xạ. Tải nhiệt của bể chứa nhiên liệu và khối lượng nước làm mát của nhà máy đủ để giữ nhiệt an toàn mà không cần tới điện.
Dù vậy Tổng Giám đốc IAEA Rafael Mariano Grossi vẫn tỏ ra quan ngại tình hình ngày một xấu đi ở Ukraine có thể ảnh hưởng đến quá trình giám sát các nhà máy điện hạt nhân của nước này.
"Bất kỳ tai nạn hạt nhân nào do xung đột quân sự đều có thể gây ra những hậu quả cực kỳ nghiêm trọng đối với con người và môi trường ở Ukraine, thậm chí cả châu Âu”, ông Grossi nhấn mạnh.
Bộ trưởng Năng lượng Ukraine Herman Halushchenko trước đó cho biết tuyên bố họ không nắm được nồng độ phóng xạ trong nhà máy đang là bao nhiêu, vì Ukraine không còn kiểm soát khu vực trên.
Theo Reuters, ngày 8/3, cơ quan giám sát hạt nhân của Liên hợp quốc cũng cảnh báo hệ thống theo dõi phóng xạ tại Chernobyl đã dừng cung cấp dữ liệu.
(Theo VTC)
Hạ viện đã bật đèn xanh cho kế hoạch chi tiêu đến tháng 9/2022, chỉ 42 giờ trước hạn chót là đêm 11/3 theo giờ Mỹ, thời điểm quỹ chi cho chính phủ cạn kiệt.
Hạ viện Mỹ ngày 9/3 đã thông qua dự luật chi tiêu lớn, trong đó có gói viện trợ trị giá 13,6 tỷ USD cho Ukraine và các đồng minh ở châu Âu.
Điều gì xảy ra nếu cuộc xung đột ở Ukraine lan ra toàn châu Âu và liệu có những giải pháp phòng ngừa nào để ngăn chặn kịch bản trên xảy ra?
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cho biết nước này sẽ phóng một số vệ tinh do thám trong những năm tới để nắm thông tin về hành động quân sự của Mỹ và đồng minh.