Các nước EU trục xuất hơn 40 nhân viên ngoại giao Nga

  • Cập nhật: Thứ tư, 30/3/2022 | 9:32:02 AM

Tổng cộng 43 nhân viên ngoại giao Nga ở 4 quốc gia Liên minh châu Âu (EU) đã bị trục xuất vì vướng cáo buộc “hoạt động gián điệp”.

Theo RT, các quốc gia vừa quyết định trục xuất nhân viên ngoại giao Nga là Bỉ, Ireland, Cộng hoà Séc và Hà Lan.

Trong đó, số nhân viên Nga bị Bỉ trục xuất là 21 người, bao gồm những người làm việc tại Đại sứ quán Nga ở Brussels và lãnh sự quán ở Antwerp. Giới chức Bỉ cáo buộc rằng tất cả những người này - dù đều được công nhận là nhân viên ngoại giao - nhưng trên thực tế lại tham gia vào các nhóm gián điệp.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Hà Lan thông báo nước này sẽ trục xuất 17 người "nghi là nhân viên tình báo Nga có chứng nhận ngoại giao”. Bộ cho biết thêm Hà Lan đã chuẩn bị đối phó với tất cả các biện pháp trả đũa của Mátxcơva.

Tại Ireland, 4 quan chức cấp cao từng làm việc cho Đại sứ quán Nga đã bị trục xuất với cáo buộc "có hành vi không phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế về hoạt động ngoại giao”. Dù vậy, Bộ Ngoại giao Ireland khẳng định chính phủ nước này vẫn muốn duy trì các kênh ngoại giao giữa Mátxcơva và Dublin.

Cuối ngày, CH Séc có động thái tương tự khi thông báo trục xuất một nhân viên ngoại giao tại Đại sứ quán Nga ở Praha. Người này được gia hạn 72 giờ để rời đi, trong bối cảnh Séc và các đồng minh châu Âu "đang nỗ lực giảm bớt sự hiện diện của tình báo Nga ở EU”.

Phản ứng của Nga

Đại sứ Nga tại Hà Lan Alexander Shulgin hôm 29/3 cho biết Dublin đã phối hợp với các đối tác châu Âu và Đại Tây Dương trong việc trục xuất các nhân viên ngoại giao Nga, "rõ ràng là để trả đũa cho chiến dịch quân sự đặc biệt mà quân đội chúng tôi đang tiến hành để cứu Donbass”.

"Đối tác Hà Lan của chúng tôi nhấn mạnh rằng họ muốn duy trì kênh liên lạc với Nga, yêu cầu Mátxcơva không coi việc trục xuất này là một hành động trừng phạt. Họ nói đây chỉ là lợi ích an ninh quốc gia, không có ý gì khác”, ông Shulgin nói. "Tuy nhiên, trong làn sóng đối đầu Nga này, thì điều gì cũng có thể xảy ra ", đại sứ nhấn mạnh, bình luận về khả năng cắt đứt quan hệ ngoại giao giữa Nga và Hà Lan.

Bộ Ngoại giao Nga mô tả bước đi này của Hà Lan là không thân thiện. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova tuyên bố "đây là bằng chứng cho thấy các quan chức Ba Lan thiếu để tâm đến việc duy trì các kênh liên lạc ngoại giao bình thường với Nga." Bà Zakharova nói rằng Mátxcơva sẽ trả đũa, và giới chức Hà Lan phải chịu "hoàn toàn trách nhiệm về hậu quả của động thái thái quá này".

Tại Ireland, Đại sứ quán Nga đã chỉ trích quyết định trục xuất của Dublin, gọi đây là hành động tuỳ tiện và không có căn cứ.

"Quyết định này sẽ làm phức tạp thêm mối quan hệ giữa Nga với Ireland - vốn đã bị suy giảm nghiêm trọng sau khi Dublin tham gia làn sóng trừng phạt Nga của Liên minh Châu Âu. Động thái này của Ireland sẽ bị đáp trả”, phát ngôn viên Đại sứ quán Nga tại Ireland nói.
(Theo TPO)

Các tin khác
Tổng thống Mỹ Joe Biden ký ban hành luật chống hành động tư hình do phân biệt chủng tộc tại Nhà Trắng, ngày 29/3/2022.

Phát biểu đánh dấu lễ ký ban hành luật, Tổng thống Mỹ Joe Biden nhấn mạnh: "Luật này không chỉ về quá khứ của chúng ta, mà còn về hiện tại của chúng ta và cả tương lai của chúng ta".

Người dân Ukraine sơ tán tránh xung đột tới cửa khẩu ở Palanca, khu vực biên giới giữa Moldova và Ukraine.

Trong một tuyên bố bằng video được đăng tải trên Telegram, Phó Thủ tướng Ukraine Iryna Vereshchuk cho hay ba hành lang nhân đạo đã được nhất trí mở lại.

Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres hôm qua đã kêu gọi ngừng bắn nhân đạo tại Ukraine.

Tổng thống Indonesia đảm nhận vai trò chủ tịch luân phiên của G20 trong năm 2020

G20 đang đứng trước nguy cơ rạn nứt về vấn đề Nga có được tiếp tục làm thành viên của nhóm hay không, sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố cần loại trừ Mátxcơva. Đó không phải điều Indonesia mong muốn khi đảm nhận cương vị chủ tịch luân phiên trong năm nay.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục