Triều Tiên phá dỡ một khách sạn do Hàn Quốc xây dựng tại khu nghỉ dưỡng Núi Kim Cương. Công trình này từng được coi là một trong những biểu tượng cuối cùng còn sót lại của hợp tác liên Triều.
|
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trong chuyến thị sát khu nghỉ dưỡng Núi Kim Cương hôm 23/10/2019. Phía sau là khách sạn nổi Haegumgang.
|
Hàn Quốc đã xây dựng hàng chục khu nhà tại khu nghỉ dưỡng Núi Kim Cương ở tỉnh Kumgang, Triều Tiên để đón đầu làn sóng đi du lịch của công dân Hàn Quốc tới khu vực này khi hai nước bước vào giai đoạn đỉnh cao của can dự, hàn gắn quan hệ trong những năm 1990.
Nhưng nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un năm 2019 đã ra lệnh phá dỡ các công trình này, cho rằng những cơ sở của Hàn Quốc "không đẹp”. Việc phá dỡ dự kiến được triển khai trong năm 2020, nhưng sau đó bị hoãn lại do những quy định liên quan đến phòng chống COVID-19.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc ngày 8/4 cho biết Triều Tiên đã bắt đầu phá dỡ khách sạn Haegumgang. Đây là khách sạn nổi, nằm bên bờ biển khu nghỉ dưỡng và là một trong những công trình xây dựng lớn trong số nhiều cơ sở du lịch được Hàn Quốc bỏ tiền xây dựng nhằm đón khách trải nghiệm tour du lịch tới Núi Kim Cương được triển khai từ năm 1998.
Theo người phát ngôn Bộ Thống nhất Hàn Quốc Cha Deok-cheol, hiện chưa rõ Triều Tiên có phá dỡ các cơ sở du lịch khác nằm trong quần thể nghỉ dưỡng Núi Kim Cương hay không. Ông nói rằng Seoul "lấy làm tiếc” trước quyết định phá dỡ đơn phương của Bình Nhưỡng, đồng thời hối thúc Triều Tiên mở các cuộc đối thoại nhằm xử lý những bất đồng liên quan đến các công trình xây dựng của Hàn Quốc ở Núi Kim Cương.
Ảnh chụp vệ tinh thương mại cho thấy công việc phá dỡ đã diễn ra nhiều tuần trước. Phía Hàn Quốc đã sử dụng kênh liên lạc liên Triều nhằm có được lời giải thích từ phía Triều Tiên, nhưng yêu cầu này không được Bình Nhưỡng đáp ứng.
Núi Kim Cương và khu công nghiệp Kaesong là hai dự án kinh tế liên Triều lớn, được coi là biểu tượng của sự hợp tác giữa hai miền Triều Tiên. Du khách Hàn Quốc được phép tới núi Kim Cương bằng đường biển từ năm 1998 và bằng đường bộ năm 2003. Tuy nhiên sau vụ binh sĩ Triều Tiên bắn chết một nữ du khách Hàn Quốc năm 2008, Hàn Quốc đã cấm tổ chức các tour du lịch tới khu vực này.
(Theo Tin tức)
Cuộc bầu cử Tổng thống Pháp 2022 được dự báo sẽ gay cấn, với khả năng chạy đua quyết liệt giữa hai ứng viên bà Le Pen và ông Macron.
Đây là vụ tấn công thứ tư xảy ra tại Israel trong vòng 2 tuần gần đây. Trước đó, Israel đã chứng kiến 3 vụ tấn công khủng bố khiến 11 người thiệt mạng.
Bộ Ngoại giao Nga đã áp đặt lệnh cấm nhập cảnh vào Nga đối với các nhà lãnh đạo cấp cao của Australia và New Zealand, trong đó có Thủ tướng Scott Morrison và Thủ tướng Jacinda Ardern.
Khoảng cách giữa ứng cử viên - đương kim Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và nhân vật cực hữu Marine Le Pen đã được thu hẹp hơn bao giờ hết và hứa hẹn những điều bất ngờ.