Châu Âu cung cấp khí đốt cho Ba Lan, Bulgaria sau khi Nga cắt nguồn cung

  • Cập nhật: Thứ năm, 28/4/2022 | 7:16:26 AM

Chủ tịch Uỷ ban châu Âu Ursula von der Leyen ngày 27/4 cho biết, Ba Lan và Bulgaria đã bắt đầu nhận khí đốt từ các nước láng giềng nhằm bù đắp cho việc bị Nga cắt nguồn cung, đồng thời tuyên bố châu Âu sẽ đầu tư mạnh mẽ vào các nguồn năng lượng thay thế trong tương lai.

Một nhà máy dự trữ khí đốt tại Đức.
Một nhà máy dự trữ khí đốt tại Đức.

Trong tuyên bố đưa ra tại Brussels chiều 27/4 sau khi tâp đoàn Gazprom của Nga thông báo chính thức ngưng việc cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen chỉ trích đây là hành động khiêu khích từ phía Nga nhưng cũng đồng thời tuyên bố phía châu Âu đã có sự chuẩn bị sẵn sàng cho kịch bản này.

"Đây là điều mà Uỷ ban châu Âu đã chuẩn bị với các quốc gia thành viên và đối tác quốc tế. Chúng tôi sẽ đáp trả sự việc này một cách nhanh chóng và thống nhất. Đầu tiên chúng tôi sẽ hành động để đảm bảo quyết định của Gazprom sẽ có tác động ít nhất người tiêu dùng châu Âu. Trong ngày 27/4, các nước thành viên đã họp tại nhóm điều phối khí đốt. Ba Lan và Bulgaria đã cập nhật tình hình và hiện cả hai nước đều đang nhận khí đốt từ các nước EU láng giềng”, bà Ursula von der Leyen nói.

Trước đó, trong sáng 27/4, tập đoàn năng lượng Nga Gazprom ra thông báo chính thức cho biết sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan và Bulgaria với lí do hai quốc gia này từ chối trả tiền khí đốt bằng đồng Rúp Nga theo yêu cầu mà chính quyền Nga đã đưa ra trước đó. Tuy nhiên, phía châu Âu cho rằng, đây là hành động gây sức ép của Nga với châu Âu nhằm đe doạ và trả đũa sự can dự ngày càng lớn của châu Âu vào cuộc chiến tại Ukraine.        

Về việc trả tiền khí đốt cho Nga bằng đồng Rúp, trong tuần trước Uỷ ban châu Âu đã phát đi thông báo cho biết, không phản đối về mặt nguyên tắc nếu các nước thành viên EU thực hiện theo yêu cầu của Nga và không coi đây là việc vi phạm các lệnh trừng phạt mà phương Tây đang áp đặt với Nga. Tuy nhiên, trong ngày 27/4, nguồn tin ngoại giao từ Brussels cho biết, Đại sứ ít nhất 4 nước thành viên EU đã yêu cầu Uỷ ban châu Âu ra hướng dẫn rõ ràng hơn về cơ chế trả tiền khí đốt cho Nga bằng đồng Rúp.

Trước đó, trong số các nước thành viên EU, chỉ có Hungary tuyên bố sẵn sàng tuân thủ yêu cầu từ phía Nga, trong khi Ba Lan và Bulgaria kiên quyết từ chối. Trong ngày 27/4, Ba Lan cho biết, nước này có đủ lượng khí đốt dự trữ để ứng phó trong khi Bulgaria được cho là đang tìm nguồn cung từ Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ.

Hiện châu Âu vẫn phụ thuộc lớn vào nguồn khí đốt từ Nga, khi khí đốt của Nga chiếm khoảng 40% lượng tiêu thụ tại châu Âu. Một số nước như Đức, Áo phụ thuộc lớn hơn và nhiều lần thừa nhận nếu Nga cắt nguồn cung khí đốt, kinh tế các nước này có thể rơi vào khủng hoảng trầm trọng.

Nhằm đối phó với sức ép từ Nga, Chủ tịch Uỷ ban châu Âu, bà Ursula von der Leyen cho biết, khối này đang tiến hành nhiều biện pháp cùng lúc, trong đó có việc lập các nhóm điều phối khí đốt giữa các quốc gia trong cùng khu vực để trợ giúp lẫn nhau, nâng cao dự trữ tối đa để bảo đảm có đủ lượng dữ trữ khí đốt trong trung hạn, đẩy mạnh việc nhập khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) từ các nước như Mỹ, Na Uy, Qatar… đồng thời gia tăng đầu tư vào các nguồn năng lượng tái tạo.

(Theo VOV)

Các tin khác
Trung Quốc từng đối mặt nhiều đợt dịch cúm gia cầm ở người.

Người đầu tiên trên thế giới mắc cúm gia cầm H3N8 là một em bé ở Trung Quốc, CNET đưa tin ngày 27/4. Trước đó, H3N8 khiến hải cẩu bị viêm phổi nặng, tổn thương da và chết hàng loạt.

Ảnh minh họa

Theo Tân Hoa xã, chiều 27/4, một vụ nổ lớn đã làm rung chuyển khu vực Rustaqabad ở thành phố Kunduz của Afghanistan. Một nhân chứng đã xác nhận và cho biết có thể có thương vong lớn.

Phiên họp thứ 76 của Đại hội đồng LHQ đã thông qua nghị quyết với điều kiện là Đại hội đồng sẽ họp trong trường hợp có sự phủ quyết của Hội đồng Bảo an.

Ngày 26/4, 193 nước thành viên Đại hội đồng Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết nhằm yêu cầu 5 nước ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an phải giải trình khi họ sử dụng tới quyền phủ quyết để cản trở các quyết định của Hội đồng Bảo an.

Công ty ở New Jersey đã thu hồi hơn 60 tấn thịt bò xay - trong đó có các sản phẩm được bán dưới nhãn Thomas Farms - do nghi nhiễm vi khuẩn E. coli

Theo báo USA Today ngày 26-4, một công ty ở bang New Jersey của Mỹ đã thu hồi hơn 60 tấn thịt bò xay do số thịt này có thể bị nhiễm vi khuẩn E. coli.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục