Rạng sáng nay theo giờ Việt Nam, Liên Hợp Quốc đã có cuộc họp cấp Bộ trưởng về vấn đề an ninh lương thực toàn cầu.
|
|
Cuộc họp đã thu hút nhiều lãnh đạo cấp cao của Liên Hợp Quốc và ngoại trưởng hơn 30 nước tham gia.
Phát biểu tại cuộc họp, Tổng thư ký LHQ António Guterres cho biết trong năm qua, giá lương thực toàn cầu đã tăng gần 1/3, phân bón tăng hơn một nửa và giá dầu mỏ là gần 2/3. Nếu giá các mặt hàng này tiếp tục tăng cao, cuộc khủng hoảng ngũ cốc có thể mở rộng đến nhiều thực phẩm khác bao gồm cả gạo, gây ảnh hưởng đến hàng tỷ người ở châu Á và châu Mỹ.
Trên toàn thế giới, số người đang ở trong tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng đã là 276 triệu, tăng gấp đôi so với giai đoạn trước đại dịch. Bên cạnh các nguyên nhân biến đổi khí hậu, đại dịch COVID-19, cuộc xung đột giữa Nga - Ukraine đang làm trầm trọng thêm tình trạng này.
Tổng thư ký LHQ António Guterres nói: "Chiến tranh có nguy cơ đẩy hàng chục triệu người vào bờ vực mất an ninh lương thực, trong một cuộc khủng hoảng có thể kéo dài nhiều năm. Không có một giải pháp hiệu quả nào cho cuộc khủng hoảng lương thực nếu không có sự tái hội nhập vào thị trường thế giới của ngành thực phẩm Ukraine, cũng như lương thực và phân bón do Nga và Belarus sản xuất".
Bên cạnh việc kêu gọi sớm chấm dứt giao tranh, một số nhóm giải pháp khác đã được lãnh đạo LHQ và các nước đưa ra là: Giảm áp lực thị trường bằng cách tăng nguồn cung và không hạn chế xuất khẩu, các chính phủ phải thúc đẩy sản xuất nông nghiệp và đầu tư vào hệ thống lương thực có khả năng phục hồi và tăng cường hỗ trợ nhân đạo để ngăn chặn nạn đói, hỗ trợ sinh kế người dân.
Xung đột và lạm phát đang gây ra tình trạng thiếu nhiên liệu, phân bón, đẩy giá lương thực tăng cao, khiến nhiều quốc gia bắt đầu thực hiện chính sách hạn chế xuất khẩu. Dự báo cuối năm nay thế giới sẽ có thêm 40 triệu người rơi vào cảnh đói nghèo. Theo các lãnh đạo LHQ, thời điểm này cần có cách tiếp cận toàn cầu để giải quyết vấn đề về an ninh lương thực.
(Theo VTV)
Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh (CDC) của Mỹ hiện đang điều tra 180 trẻ ở 36 bang và vùng lãnh thổ nước này bị mắc bệnh viêm gan bí ẩn, tăng 71 ca kể từ cập nhật mới nhất của CDC công bố vào đầu tháng này.
Người phát ngôn Bộ Y tế Indonesia Mohammad Syahril ngày 18-5 cho biết tất cả 14 bệnh nhân nghi mắc bệnh viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở trẻ em tại nước này không có tiền sử mắc COVID-19.
Bộ Ngoại giao Nga ngày 18-5 thông báo trục xuất 85 nhà ngoại giao châu Âu nhằm đáp trả việc phương Tây trục xuất các nhà ngoại giao Nga trước đó.
Ủy viên phụ trách các vấn đề kinh tế của Liên minh châu Âu (EU) Paolo Gentiloni cho biết gói trừng phạt chống Nga thứ 6 của EU đối với Nga bị chặn.