Một phần ba các nước EU có lạm phát từ 10% trở lên

  • Cập nhật: Chủ nhật, 22/5/2022 | 7:27:09 AM

Estonia, Litva và Bulgaria có mức tăng giá tiêu dùng cao nhất trong Liên minh châu Âu (EU).

Người dân mua hàng tại siêu thị ở Vienna, Áo. Ảnh: AFP/TTXVN
Người dân mua hàng tại siêu thị ở Vienna, Áo. Ảnh: AFP/TTXVN

Theo đài RT, mức tăng giá tiêu dùng đã đạt hai con số ở ít nhất 1/3 các nước EU. Mức tăng lạm phát nghiêm trọng nhất xảy ra ở khu vực Baltic.

9 thành viên của EU đã có ​​lạm phát vượt 10%, trong đó mức tăng lớn nhất là ở Estonia - nơi giá tiêu dùng đã tăng 19% so với cùng kỳ năm ngoái.

Các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề khác là Litva với lạm phát ở mức 16,8%, Bulgaria với 14,4%, Cộng hòa Séc với 14,2%, Romania (13,8%), Latvia (13%), Ba Lan (12,4%) và Slovakia (11,7%).

Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia đã trở thành ứng cử viên của EU kể từ năm 1999, có tỷ lệ lạm phát lên tới 70% do đồng tiền quốc gia sụp đổ.

Trong khi đó, Cơ quan thống kê Hellenic (ELSTAT) nói rằng lạm phát ở Hy Lạp đã tăng lên hai con số vào tháng 4, lên tới 10,2% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tăng giá cả ở tất cả các quốc gia này đều do hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine và lạm phát tương ứng với mức độ mà mỗi quốc gia phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Các biện pháp trừng phạt Nga và các biện pháp đáp trả của Nga đã khiến giá nhiên liệu hóa thạch tăng trên toàn cầu.

Trích dẫn dữ liệu của Eurostat cho năm 2020, tờ Financial Times cho biết gần như tất cả năng lượng nhập khẩu của Litva đều đến từ Nga, trong khi ở Slovakia và Hy Lạp, thị phần cung cấp năng lượng của Nga là gần 50%. Tháng trước, Litva trở thành quốc gia EU đầu tiên bỏ nhập khẩu khí đốt của Nga và vào ngày 22/5, nước này dự định ngừng nhập khẩu điện từ Nga.

Theo Eurostat, giá năng lượng chiếm gần một nửa tỷ lệ lạm phát kỷ lục 8,1% của EU vào tháng trước. Năm trước, lạm phát trong khối chỉ là 2%.

Đầu tuần này, Ủy ban châu Âu đã công bố kế hoạch REPowerEU nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh. Theo kế hoạch, EU sẽ cần 210 tỷ euro để thực hiện các thay đổi vào năm 2027, trong khi Ủy ban châu Âu trước đó ước tính rằng sẽ phải chi thêm 195 tỷ euro trong giai đoạn này để từ bỏ năng lượng của Nga.

Trong khi đó, tại Anh - quốc gia đã rời EU - lạm phát hằng năm trong tháng 4 đã tăng lên mức cao nhất trong 40 năm do chi phí năng lượng tăng vọt, khiến cuộc khủng hoảng giá sinh hoạt trở nên trầm trọng hơn.

Nhiều quốc gia trên thế giới đang đối mặt với mức lạm phát cao nhất trong nhiều thập kỷ, khi cuộc khủng hoảng Ukraine đẩy giá năng lượng và thực phẩm lên cao, buộc Ngân hàng trung ương Anh (BoE) và những ngân hàng trung ương khác phải tăng lãi suất.

(Theo Tin tức))

Các tin khác
Ông Han Duck-soo phát biểu với báo giới tại Seoul, Hàn Quốc ngày 20/5/2022.

Tại phiên họp toàn thể, đề cử ứng cử viên Thủ tướng Han Duck-soo đã được thông qua với tỷ lệ 208 phiếu thuận, 36 phiếu chống và 6 phiếu trắng trong tổng số 250 nghị sỹ có mặt.

Nga sẽ khóa van khí đốt cho Phần Lan từ ngày 21-5.

Công ty năng lượng quốc gia Phần Lan Gasum cho biết Nga sẽ cắt nguồn cung khí đốt cho nước này từ sáng ngày 21-5 sau khi Helsinki từ chối thanh toán cho Matxcơva bằng đồng rúp.

Tổng thống Nga Vladimir Putin.

Tổng thống Nga Vladimir Putin nói rằng hành động gây hấn trên mạng, cũng như cuộc tấn công trừng phạt đối với Nga đều đã thất bại.

Bà Catherine Colonna.

Ngày 20/5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã bổ nhiệm đương kim Đại sứ Pháp tại Anh Catherine Colonna làm Ngoại trưởng mới của nước này. Đây là một phần của cuộc cải tổ Chính phủ sau khi nhà lãnh đạo Pháp tái đắc cử vào tháng 4 vừa qua.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục