Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố không để các nước "ủng hộ khủng bố" vào NATO

  • Cập nhật: Thứ hai, 30/5/2022 | 7:35:52 AM

Ngày 29/5, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan nói rằng quá trình đối thoại với Phần Lan và Thuỵ Điển về việc hai nước này gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) không đạt được “mức kỳ vọng”, và Ankara không thể đồng ý để các nước “ủng hộ khủng bố” tham gia liên minh, đài TRT đưa tin.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan.

Thổ Nhĩ Kỳ phản đối Thuỵ Điển và Phần Lan gia nhập NATO, kìm hãm thoả thuận dẫn đến sự mở rộng mang tính lịch sử của liên minh này trong bối cảnh xung đột ở Ukraine. Phát biểu mới nhất của ông Erdogan cho thấy Ankara tiếp tục phản đối.

"Chừng nào Tayyip Erdogan còn là nguyên thủ của Thổ Nhĩ Kỳ, chúng tôi chắc chắn không thể nói đồng ý để những nước ủng hộ khủng bố vào NATO”, ông Erdogan nói với báo chí sau khi trở về từ chuyến thăm Azerbaijan.

Reuters dẫn 2 nguồn tin cho biết cuộc đối thoại với phái đoàn của Thuỵ Điển và Phần Lan hôm 25/4 không đạt được tiến triển đáng kể nào, và chưa rõ khi nào sẽ diễn ra đợt đối thoại tiếp theo. Tất cả 30 quốc gia NATO phải đồng ý để liên minh này có thể mở rộng.

Thổ Nhĩ Kỳ thách thức nỗ lực của Thuỵ Điển và Phần Lan vì cho rằng hai quốc gia này "dung túng” cho những người liên quan đến nhóm vũ trang PKK và các nhóm khác mà Ankara coi là khủng bố, và vì hai nước này dừng xuất khẩu vũ khí cho Thổ Nhĩ Kỳ từ năm 2019.

"Họ không chân thành hay trung thực. Chúng tôi không thể lặp lại sai lầm như trước đây đối với những nước tiếp nhận và nuôi dưỡng khủng bố trong NATO, trong khi đây là một tổ chức an ninh”, ông Erdogan nói.

Thuỵ Điển và Phần Lan khẳng định họ lên án chủ nghĩa khủng bố và hoan nghênh khả năng phối hợp với Ankara.

"Các nỗ lực ngoại giao đang diễn ra. Chúng tôi chưa thể bình luận vào thời điểm này”, Ngoại trưởng Thuỵ Điển Ann Linde nói để phản hồi đề nghị bình luận về phát biểu của ông Erdogan.

Ông Erdogan cũng cho biết Thổ Nhĩ Kỳ muốn thấy cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine kết thúc càng sớm càng tốt, nhưng tình hình trở nên tiêu cực hơn mỗi ngày.

"Ngày 30/5, tôi sẽ có cuộc điện đàm với cả Nga và Ukraine. Chúng tôi sẽ tiếp tục khuyến khích các bên mở kênh đối thoại và ngoại giao”, ông Erdogan nói.

(Theo TPO)

Các tin khác

Chở 22 người Nepal và khách nước ngoài, một chiếc máy bay 43 tuổi của hãng hàng không Nepal Tara Air hôm qua rơi xuống cửa sông, báo chí Nepal và Ấn Độ đưa tin tối 29/5. Vị trí máy bay gặp nạn được xác định nhờ điện thoại của phi công đổ chuông trước khi nó mất liên lạc.

Ngày 29-5, các nguồn tin từ Hàn Quốc và Nhật Bản cho biết, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi cùng người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin và Hàn Quốc Lee Jong-sup dự kiến sẽ có cuộc họp nhân dịp tham gia Đối thoại Shangri-La tại Singapore từ ngày 10 đến 12-6 tới.

Ảnh minh họa

Sáng nay, người ta thông báo rằng máy bay của hãng Tata Air chở 22 người, khởi hành từ thị trấn Pokhara ở miền Tây Nepal mất liên lạc với đài không lưu không lâu sau khi cất cánh.

Xe tăng T-64BV thuộc đơn vị vũ trang của Cộng hòa Lugangsk tự xưng gần làng Toshkovka, phía tây nam thành phố Severodonetsk, Ukraine ngày 23/5.

Lực lượng Nga đang áp dụng chiến thuật lập từng vòng vây nhỏ, chia cắt quân đội Ukraine ở vùng Donbass để giành lợi thế từng bước một.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục