Cảnh sát Na Uy hôm 25-6 cho biết vụ xả súng ở thủ đô Oslo khiến 2 người thiệt mạng và 14 người bị thương có thể là một vụ tấn công khủng bố.
|
Cảnh sát phong toả hiện trường vụ xả súng ở Oslo
|
Trong một cuộc họp báo hôm 25-6, các quan chức cảnh sát cho biết người đàn ông bị bắt sau vụ xả súng là một công dân Na Uy gốc Iran. Nghi phạm trước đây từng phạm tội nhưng không nghiêm trọng.
Hai khẩu súng liên quan đến vụ tấn công đã bị thu giữ, bao gồm một khẩu súng ngắn và một khẩu súng tự động.
Theo hãng tin AP, hiện trường vụ xả súng nằm bên ngoài quán bar London Pub, nơi những người đồng tính thường hay lui tới, khoảng vài giờ trước khi cuộc diễu hành Oslo’s Pride diễn ra. Sự kiện này sau đó bị huỷ bỏ.
Người phát ngôn cảnh sát Na Uy Tore Barstad cho biết 14 người đang được điều trị y tế, trong đó 8 người phải nhập viện.
Anh Olav Roenneberg, phóng viên của đài truyền hình công cộng Na Uy NRK, đã chứng kiến vụ xả súng và kể lại: "Tôi thấy một người đàn ông tới hiện trường cùng với một chiếc túi. Hắn ta lấy vũ khí và bắt đầu xả đạn. Đầu tiên, tôi nghĩ đó là một khẩu súng hơi. Khi tấm kính của quán bar bên cạnh vỡ tan tành, tôi mới nhận ra rằng mình phải tìm chỗ ẩn nấp".
Thủ tướng Na Uy Jonas Gahr Stoere mô tả đây là một cuộc tấn công tàn ác và gây sốc nhằm vào những người vô tội. Ông Stoere cho hay dù động cơ chưa được làm rõ nhưng vụ xả súng đã khiến cộng đồng đồng tính sợ hãi và đau xót.
Nhân chứng tên Christian Bredeli, người có mặt tại quán bar, nói với tờ VG của Na Uy: "Tôi trốn trên tầng 4 với một nhóm khoảng 10 người cho đến khi được thông báo là an toàn mới ra ngoài. Nhiều người lo sợ cho tính mạng của họ. Trên đường thoát ra, chúng tôi thấy một số người bị thương. Vì vậy, chúng tôi hiểu rằng có điều gì đó nghiêm trọng đã xảy ra".
Đài truyền hình Na Uy TV2 chiếu cảnh nhiều người chạy xuống đường phố ở Oslo trong hoảng loạn khi những tiếng súng vang lên ở đằng sau.
Na Uy ghi nhận các cuộc tấn công bạo lực do những kẻ cực đoan cánh hữu thực hiện, bao gồm một trong những vụ xả súng hàng loạt tồi tệ nhất ở châu Âu năm 2011. Khi đó, một tay súng giết chết 69 người trên đảo Utoya sau khi đặt bom ở Oslo khiến 8 người thiệt mạng
(Theo NLĐO)
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, tính đến thời điểm hiện tại, 33 quốc gia đã báo cáo có 920 trường hợp có khả năng mắc bệnh viêm gan cấp tính nặng ở trẻ em.
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg ngày 25/6 cho biết, xung đột giữa Nga và Ukraine có thể kết thúc bằng một thỏa thuận được thương lượng giữa các bên.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 25/6 đã ký ban hành luật kiểm soát súng đạn lớn nhất trong gần 30 năm qua, chưa đầy 24 giờ sau khi Quốc hội nước này thông qua dự luật.
Mục đích của đợt phát hành trái phiếu lần này là nhằm hỗ trợ các quốc gia thành viên phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 và giúp xây dựng một châu Âu xanh hơn, kỹ thuật số hơn và linh hoạt hơn.