Cụ rùa Hồ Gươm nổi bật trên báo nước ngoài

  • Cập nhật: Thứ năm, 10/3/2011 | 8:10:13 AM

Công cuộc rước Rùa lên cạn để chữa bệnh tại Hà Nội lên trang chủ New York Times, và chân dung cụ xuất hiện trên nhiều bào và hãng thông tấn như AP, AFP, BBC, Washington Post...

Cụ rùa nổi rõ nhiều vết thương trên mình. Ảnh: AP.
Cụ rùa nổi rõ nhiều vết thương trên mình. Ảnh: AP.

"Việt Nam lo cho tính mạng rùa thiêng quốc gia" là tiêu đề của bài báo trên BBC đăng hôm 8/3. Hãng này đưa tin các nhà động vật học tại Việt Nam đang cố gắng cứu chữa con rùa khổng lồ vốn được coi như một báu vật quốc gia. Cụ rùa gần đây được phát hiện mang một số vết thương ở chân và cổ. Nhiệm vụ cứu rùa càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết khi nó thuộc một trong những loài nguy cấp trên thế giới và là một trong 4 con thuộc loài này còn sót lại trên trái đất.

Trong khi đó, New York Times tường thuật lại chi tiết cuộc quây bắt rùa tại Hồ Gươm hôm 8/3, theo đó "hàng nghìn người trèo lên các cây cối xung quanh hồ để theo dõi, trong khi các thợ lặn và thuyền viên cố gắng lùa con rùa lên hòn đảo nhân tạo ở giữa hồ - nơi có một bệnh viện được dựng tạm để chữa trị cho con vật".

"Tuy nhiên, họ đã thất bại khi con vật nặng 200 kg xé rách lưới và lặn sâu xuống làn nước lạnh lẽo và âm u", NYT mô tả kèm tấm ảnh to trên trang home, thể hiện cảnh bắt Rùa.

Theo Telegraph, hàng trăm người tham gia vào cuộc giăng lưới rùa tại hồ Hoàn Kiếm bởi họ hy vọng rằng con vật dài 1,8 m và rộng 1,2 m sẽ mang lại cho họ may mắn.

"Tôi thực sự vui mừng vì mình là một phần trong cuộc giải cứu này, và hy vọng nó sẽ mang lại may mắn cho gia đình tôi", Telegraph dẫn lời Nguyen Thanh Liêm, 65 tuổi, một đại úy quân đội về hưu tham gia kéo lưới nói. "Tôi mong rằng cụ sẽ bất tử để phù hộ cho cả dân tộc".

Một số báo như Independent The Guardian của Anh đưa tin kèm giải thích cho độc giả hiểu về truyền thuyết liên quan đến con Rùa "bí ẩn và huyền thoại" ở thủ đô của Việt Nam.

Hãng thông tấn AP đưa tin đây là lần đầu tiên một cuộc vây bắt rùa được thực hiện và người Việt Nam đổ xô đến hồ để hy vọng được nhìn thấy con vật - một dấu hiệu của sự may mắn.

"Đối với người Việt Nam, rùa hồ Hoàn Kiếm là con vật linh thiêng nhất", AP dẫn lời một nhân viên nhà nước nghỉ hưu Nguyẽn Thị Xuân, 63 tuổi, nói. Bà đã đi từ ngoại thành vào tận đây để hy vọng được nhìn thấy rùa. "Cụ đã giúp người dân Việt Nam chống lại giặc ngoại xâm và cũng giúp mang lại hòa bình cho đất nước. Tôi hy vọng cụ sẽ sống mãi". Bài viết của AP được nhiều báo trong đó có Washington Post, Forbes... đăng lại.

Blog của trang MNSBC, ngay trên tiêu đề của bài viết mô tả cuộc vây bắt rùa là "hoành tráng", và cho biết thêm cụ Rùa đã thoát khỏi lưới.

Các báo cũng đưa ý kiến của một số người dân lo lắng rằng việc dùng lưới bắt rùa có thể gây hại hơn là có lợi.

"Không an toàn khi dùng lưới để bắt rùa. Nó có thể làm vết thương của cụ nặng hơn", The Guardian dẫn lời Nguyễn Hùng Cường, một sinh viên 19 tuổi, nói. "Các quan chức nên để cụ rùa tự bơi vào đảo và tại đó họ có thể bắt để chữa trị".

(Theo VnExpress)

Các tin khác
Dải Gaza bị tàn phá nặng nề do xung đột giữa Israel và Hamas

Trong một động thái khá bất ngờ, truyền thông Israel đêm qua dẫn lời một quan chức nước này tuyên bố rằng Tel Aviv sẵn sàng chấm dứt cuộc xung đột kéo dài gần 7 tháng qua ở dải Gaza với lực lượng Hamas. Trước đó, một số nguồn tin khu vực nhận định các cuộc thương lượng tiến tới thỏa thuận ngừng bắn và trao đổi con tin giữa Israel và Hamas, đã đạt thêm những tiến bộ đáng kể.

Binh sĩ thuộc Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) tham chiến tại Gaza.

Israel cảnh báo, cuộc đàm phán mới nhất với Ai Cập là “cơ hội cuối cùng” cho một thỏa thuận ngừng bắn, trước khi chiến dịch tấn công thành phố Rafah được triển khai.

Biểu tình tại Tel Aviv yêu cầu giải cứu con tin ở Gaza đang gây sức ép lên chính quyền Israel

Lãnh đạo 18 nước gồm Mỹ và các đồng minh Anh, Pháp kêu gọi Hamas thả con tin, tuy nhiên nhóm này tuyên bố chỉ thả con tin khi Israel ngừng bắn.

Một học sinh tại Manila lấy cặp để che đầu khi đến trường dưới thời tiết nắng nóng

Với mỗi lớp học chỉ vỏn vẹn có một hai chiếc quạt nhỏ, 7.000 trường công lập tại Philippines chuyển sang học trực tuyến do thời tiết nắng nóng lên đến 44 độ C.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục