Những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới

  • Cập nhật: Thứ ba, 29/5/2012 | 2:09:26 PM

Tổ chức Phát triển và Hợp tác Kinh tế (OECD) đưa ra kết quả đánh giá chỉ số hạnh phúc trong dự án mới Sáng kiến cuộc sống tốt hơn. Đây là cuộc khảo sát chi tiết với 24 chỉ số ở 11 danh mục, đánh giá từ cam kết dân sự cho đến chất lượng môi trường ở 34 nước thành viên OECD, cộng thêm hai nước Brazil và Nga.

Với trọng số tương đương ở 11 danh mục, Úc là nước có điểm số cao nhất nhờ tinh thần cộng đồng mạnh và sự hài lòng đối với chất lượng cuộc sống. Quốc gia có điểm số thấp nhất là Thổ Nhĩ Kỳ, cùng với đó là Mexico, Chile và Brazil cũng có điểm số thấp tương đương.

Tuy nhiên, OECD cũng nhấn mạnh là sự xếp hạng này không phải là tuyệt đối. Bằng cách thay đổi mức độ quan trọng của mỗi chỉ số, chẳng hạn như nhấn mạnh vào giáo dục hay nhà ở, người đọc có thể thay đổi bảng xếp hạng theo lĩnh vực quan tâm của họ.

Sau đây là bảng xếp hạng các quốc gia

12. Anh

 Ảnh minh họa

Là quốc gia xếp thứ 12 trong danh sách, điểm số cao nhất của Anh là môi trường (9,7) và thấp nhất là giáo dục (5,9). Điều gây bất ngờ là điểm số cao nhất của Anh lại không phải là về y tế hay sự thịnh vượng. Quốc gia này cũng có điểm số cao về an ninh và tính cộng đồng. Tuy nhiên, mức độ hài lòng với cuộc sống và cam kết dân sự thì tương đối thấp. Điểm yếu của Anh là giáo dục, với nhiều chỉ số kém xa các nước khác trong bảng xếp hạng.

11. Phần Lan

 Ảnh minh họa

Xếp hạng thứ 11 với dân số 5,3 triệu người. Điểm số cao nhất là giáo dục (9,4) và thấp nhất là thu nhập (3,7). Phần Lan từ lâu đã nổi tiếng về hệ thống giáo dục tuyệt vời, nền tảng của nền kinh tế dựa trên tri thức. Cuộc khảo sát của OECD một lần nữa khẳng định tầm quan trọng của giáo dục trong việc tạo nên sự thịnh vượng. Phần Lan cũng có điểm số cao về môi trường và an ninh, tuy nhiên cũng như những người láng giềng ở Tây Bắc Âu, tài sản bình quân của hộ gia đình tương đối thấp so với các nước khác. 

10. Luxembourg

 Ảnh minh họa

Dân số 500.000 người, xếp thứ 10 với điểm cao nhất là môi trường và thấp nhất là giáo dục (4,7). Công quốc nhỏ bé Luxembourg vốn nổi tiếng với tỷ lệ GDP/người cao nhất thế giới. Trong nghiên cứu của OECD, chất lượng nước và không khí là điểm mạnh nhất của quốc gia. Các chỉ số như thu nhập, tài sản và việc làm cũng ở mức cao. Tuy nhiên, giáo dục là điểm yếu của Luxembourg.

9. New Zealand

 Ảnh minh họa

Dân số 4,2 triệu người. Xếp hạng 9 với điểm cao ở Sức khỏe và an ninh (9,2), điểm thấp nhất là thu nhập (2,8). Nhờ có điểm số cao ở lĩnh vực y tế và an ninh, cùng với đó là tính cộng đồng, New Zealand đã giành được vị trí trong danh sách các nước hạnh phúc nhất thế giới. Quốc gia vùng Nam Thái Bình Dương được đánh giá cao về môi trường nhưng lại bị tụt hạng về yếu tố thu nhập và tài sản.

8. Hà Lan

 Ảnh minh họa

Dân số 16,4 triệu người. Xếp hạng 8 với chỉ số hài lòng cuộc sống cao (9,0) và cam kết dân sự thấp (5,5). Những người Hà Lan đánh giá mình thuộc nhóm hài lòng với cuộc sống nhất trên thế giới, nhờ có thị trường việc làm tốt, sự cân bằng tốt giữa công việc và đời sống cùng với an ninh cao. Mặt khác, cam kết dân sự bị giảm điểm vì sự tin tưởng không cao vào các tổ chức công và tỷ lệ người đi bầu cử thấp so với các quốc gia OECD khác.

7. Thụy Sĩ

 Ảnh minh họa

Dân số 7,6 triệu người. Xếp hạng 7 với điểm số cao nhất là y tế (9,5) và thấp nhất là cam kết dân sự (3,3). Với tuổi thọ trung bình cao và chi tiêu nhiều cho y tế, người Thụy Sĩ được hưởng chế độ chăm sóc y tế tốt hàng đầu thế giới. Điều này cộng với thế mạnh về môi trường, tính cộng đồng và an ninh đã giúp quốc gia nhỏ bé trên dãy Alps có vị trí cao trên bang xếp hạng. Tuy nhiên, quốc gia ổn định về chính trị này lại có tỷ lệ người đi bầu cử thấp nhất trong số các nước OECD là 48%.

6. Canada

 Ảnh minh họa

Dân số 33,1 triệu. Điểm số cao nhất là an ninh (9,0) và thấp nhất là cam kết dân sự (5,6). Quốc gia Bắc Mỹ này được coi là một trong những nơi an toàn nhất thế giới và có hệ thống chăm sóc y tế tuyệt vời. Tuy nhiên, cũng như người láng giếng Mỹ, những người Canada đánh giá thấp về sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống của họ. Thật ngạc nhiên là họ có mức điểm thấp về cam kết dân sự do tỷ lệ người đi bầu cử không cao.

5. Đan Mạch

 Ảnh minh họa

Dân số 5,5 triệu người. Xếp hạng 5 với mức độ hài lòng tuyệt đối với cuộc sống (10), dù rằng thu nhập không cao (4,0). Vì sao Đan Mạch có mức hài lòng với cuộc sống cao như vậy? Đó có lẽ là thứ mà họ gọi là hygge, dịch một cách thoát ý là tiện nghi, thoải mái dễ chịu. Gần 80% những người được hỏi nói rằng họ thường có những trải nghiệm tích cực hơn là tiêu cực trong một ngày bình thường. Dĩ nhiên, Đan Mạch cũng có mức điểm cao trong sự cân bằng công việc và cuộc sống, tính cộng đồng và môi trường. Tuy nhiên, điểm trừ của Đan Mạch là giá nhà cửa tương đối cao, thu nhập và tài sản không cao.

4. Thụy Điển

 Ảnh minh họa

Xếp hạng 4. Dân số 9,2 triệu, điểm cao tuyệt đối về môi trường (10), điểm thấp là thu nhập (4,9). Quốc gia đông dân nhất ở vùng Bắc Âu nổi tiếng về chủ nghĩa bình quân, nhưng thế mạnh của nước này là chất lượng môi trường, chăm sóc sức khỏe và mức độ hài lòng trong cuộc sống. Mặc dù có điểm số về tài sản hộ gia đình cao nhất so với những nước xung quanh, nhưng điểm số trung bình về tài sản và thu nhập của Thụy Điển cũng chỉ ở mức trung bình trong khối OECD.

3. Mỹ

 Ảnh minh họa

Xếp hạng 3. Dân số 304,2 triệu người. Điểm số cao nhất là thu nhập (10) và dẫn đến điểm số thấp nhất là cân bằng công việc – cuộc sống (5,7). Mỹ là ví dụ điển hình cho câu nói tiền không mua được hạnh phúc. Mặc dù người Mỹ có mức thu nhập bình quân cao hàng đầu thế giới và tài sản hộ gia đình cũng ở mức cao, nhưng họ phải trả giá bằng sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống. Họ làm việc nhiều giờ mỗi ngày, có ít thời gian để ngủ, thư giãn và chăm sóc cá nhân hơn phần lớn các nước khác. Điểm số cao về y tế, an ninh và tính cộng đồng đã giúp Mỹ có thứ hạng cao về hạnh phúc. 

2. Na uy

 Ảnh minh họa

Dân số 4,7 triệu người. Xếp thứ 2 với điểm cao nhất là môi trường và mức độ hài lòng cuộc sống (đều 9,2). Điểm thấp là thu nhập (3,9). Có nguồn dầu mỏ dồi dào, số dân ít nhất trong vùng Bắc Âu, người Na uy có mức độ hài lòng với cuộc sống cao, cùng với môi trường trong sạch. Điểm yếu nhất của Na uy là thu nhập: mặc dù thu nhập bình quân hộ gia đình cao, nhưng Na uy vẫn kém các nước khác về tài sản gia đình.

1. Australia

 Ảnh minh họa


Xếp thứ nhất là quốc gia có 21 triệu dân, Australia. Điểm cao nhất là tính cộng đồng (9,6) và điểm thấp nhất là thu nhập. Quốc gia rộng lớn này nổi tiếng với phong cách sống thư giãn và tính liên kết cao.

Người Australia được đánh giá cao hàng đầu thế giới về tính cộng đồng (đo lường bằng sức mạnh của mạng lưới xã hội) và cam kết dân sự (đo lường bằng số người đi bầu cử và độ tin cậy vào các tổ chức công). Ngoài ra các yếu tố như sức khỏe, an ninh và môi trường cũng được đánh giá cao. Điểm thấp nhất của Australia là thu nhập và tài sản, do tỷ lệ tiết kiệm tương đối thấp và khoảng cách đang lớn dần giữa người giàu và người nghèo.

(Theo VnMedia)

Các tin khác
Các đại biểu tại Hội nghị

Chủ đề của Hội nghị là “Tăng cường đoàn kết ASEAN vì một cộng đồng hòa hợp và an ninh”.

Sáng 28/5, tại trụ sở Bộ Quốc phòng Campuchia, Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc, Thượng tướng Lương Quang Liệt và Bộ trưởng Quốc phòng Campuchia, Đại tướng Tea Banh, đã ký Nghị định thư về hợp tác song phương, theo đó Trung Quốc sẽ giúp Campuchia 20 triệu USD để củng cố quốc phòng.

Ngày 28-5, Thủ tướng Nepal Baburam Bhattarai kêu gọi tổ chức bầu cử sớm sau khi các chính đảng không thể đạt nhất trí về một bản hiến pháp mới, buộc Quốc hội nước này phải giải tán và đẩy Nepal vào một cuộc khủng hoảng chính trị.

Lo ngại hết đất cho dân ở, Hồng Kông lên kế hoạch xây dựng 25 đảo nhân tạo.

Chính quyền đặc khu Hồng Kông đã lên kế hoạch xây dựng 25 hòn đảo nhân tạo trên biển để giải quyết chỗ ở cho người dân. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lên tiếng phản đối kế hoạch này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục