Lễ cầu nguyện cuối cùng của Giáo hoàng Benedict XVI

  • Cập nhật: Thứ hai, 18/2/2013 | 8:14:39 AM

Ngày 17-2, hàng chục nghìn tín đồ tập trung tại quảng trường St Peter tại Rome để tham dự buổi cầu nguyện công cộng cuối cùng của Giáo hoàng Benedict XVI, trước khi ông từ nhiệm ngày 28-2, trở thành giáo hoàng đầu tiên thoái vị trong gần 600 năm.

Vatican cho biết sẽ cố gắng tổ chức hội nghị hồng y sớm để bầu giáo hoàng mới, dự kiến giữa tháng sau, để tân giáo hoàng ra mắt trước khi Tuần thánh bắt đầu hôm 24-3, theo BBC.

Giáo hoàng Benedict XVI (85 tuổi) sẽ bay tới khu nghỉ dưỡng mùa hè castel Gandolfo vào ngày 28-2.

Giáo hoàng Benedict XVI sẽ sống tại khu vực biệt lập này, nếu không sẽ không được bảo vệ, vì sau khi từ nhiệm, ông không còn được hưởng đặc quyền đặc lợi, không được quyền miễn trừ tư pháp, không được an toàn nếu sống ở nơi khác.

Sự từ nhiệm của Giáo hoàng Benedict XVI diễn ra sau nhiệm kỳ tám năm với những thành công cũng như thách thức khi uy tín của Giáo hội đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những vụ bê bối lạm dụng tình dục bị phanh phui.

Một số ý kiến cho rằng, Giáo hoàng Benedict XVI có thể sẽ dính dáng pháp lý tới những vụ cáo buộc lạm dụng tình dục của nhiều ủy viên Giáo hội Công giáo.

Trước đó, vị giáo hoàng 85 tuổi thông báo từ nhiệm với lý do sức khoẻ. Sau đó, Vatican thông báo Giáo hoàng Benedict XVI đã dùng máy điều hòa nhịp tim nhiều năm qua, theo AP.

Sau khi từ chức ngày 28-2, Giáo hoàng Benedict XVI sẽ không giữ bất kỳ vai trò nào ở Vatican và cũng không tham gia vào việc bầu chọn người kế nhiệm.

Tòa thánh dự kiến tổ chức bầu giáo hoàng mới trước lễ Phục Sinh, có thể là trong 15 đến 20 ngày tới. Giáo hoàng Benedict XVI đã sửa đổi cách chọn người kế nhiệm nhằm đảm bảo tân giáo hoàng có thể nhận được sự ủng hộ lớn nhất.

Theo đó, giáo hoàng mới sẽ được chọn khi có ít nhất 2/3 số hồng y giáo chủ trong hội nghị hồng y chọn, bất kể phải trải qua bao nhiêu vòng bầu cử.

Sẽ có Giáo hoàng người châu Phi hoặc Mỹ Latin?

Trong tổng số 118 hồng y giáo chủ tham gia cuộc họp bầu tân giáo hoàng sắp tới, khoảng một nửa là người châu Âu và có tới 67 hồng y là do Giáo hoàng Benedict XVI bổ nhiệm.

Lượng giáo dân ở Mỹ Latin hiện chiếm 42% số tín đồ Thiên chúa thế giới, gần gấp đôi ở châu Âu (25%). Vì thế, một số người dự đoán, nhiều khả năng một hồng y ngoài châu Âu sẽ được bầu làm giáo hoàng.

Hồng y người Brazil Joao Braz de Aviz 65 tuổi phụ trách văn phòng Vatican và Odilo Pedro Scherer, Tổng giám mục 63 tuổi của thành phố Sao Paulo (Brazil) là hai ứng viên được nhiều người dự đoán có khả năng kế nhiệm Giáo hoàng Benedict XVI.

Hồng y người Argentina Leonardo Sandri, người đứng đầu văn phòng phương Đông của Vatican, và Jorge Mario Bergoglio, Tổng giám mục của thủ đô Buenos Aires (Argentina) cũng được đánh giá là có tiềm năng.

Một số báo và hãng tin như CBS News, Reuters… đánh giá cao Tổng giám mục New York (Mỹ), Hồng y Timothy Dolan, 62 tuổi; Tổng giám mục thành phố Milan (Ý), Hồng y Angelo Scola, 71 tuổi; Hồng y Francis Arinze, 80 tuổi, người Nigeria; Hồng y Peter Turkson, 64 tuổi, người Ghana; Hồng y Marc Ouellet, 68 tuổi, người Canada; Bộ trưởng Ngoại giao Vatican Tarcisio Bertone; Chủ tịch Hội đồng Giám mục Ý Hồng y Angelo Bagnasco. Tuy nhiên, ứng viên sáng giá nhất của châu Âu hiện là Hồng y Angelo Scola của thành phố Milan (Ý).

Theo Hồng y người Mỹ Theodore McCarrick, Vatican sẽ lựa chọn những ứng cử viên có được sự thông thái như Giáo hoàng Benedict XVI và uy tín như Giáo hoàng John Paul II.

Hồng y người Thụy Sĩ Kurt Koch, Chủ tịch Hội đồng Hiệp nhất tín đồ Thiên chúa của Vatican, từng đề cao việc xem xét bổ nhiệm những ứng cử viên từ châu Phi hoặc Nam Mỹ được nhắc tới trong Mật nghị Hồng y sắp tới.

(Theo TPO)

Các tin khác
Các bác tài xe ôm tránh nắng nóng tại Bangkok hôm 25.4

Bộ Y tế Thái Lan cho hay 61 người đã tử vong vì sốc nhiệt kể từ đầu năm, cao hơn tổng số nạn nhân của cả năm 2023.

Ngày 9-5, chiếc Boeing 737 của Corendon Airlines đã bị nổ lốp đằng trước khi hạ cánh xuống một sân bay ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ. 190 hành khách và phi hành đoàn đã được sơ tán an toàn.

Thủ tướng Mishutin trong phiên họp tại Hạ viện Nga hồi tháng 4.

Tổng thống Putin đề cử ông Mikhail Mishustin tiếp tục giữ chức thủ tướng Nga, vài ngày sau khi nội các Nga từ chức theo quy trình.

Người đứng đầu các cơ quan hải quan của Litva, Latvia, Estonia, Ba Lan và Phần Lan đã gặp nhau tại một hội nghị ở thủ đô Vilnius và ký thỏa thuận thống nhất về các biện pháp thực hiện các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga và Belarus.

Ngày 9/5, người đứng đầu các cơ quan hải quan của Litva, Latvia, Estonia, Ba Lan và Phần Lan đã gặp nhau tại một hội nghị ở thủ đô Vilnius và ký thỏa thuận thống nhất về các biện pháp thực hiện các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) đối với Nga và Belarus.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục