Phiên tòa Philippines kiện TQ về biển Đông bắt đầu

  • Cập nhật: Thứ tư, 17/7/2013 | 8:29:14 AM

Vụ kiện tranh chấp lãnh thổ tại biển Đông giữa Philippines và Trung Quốc đã chính thức bắt đầu ở The Hague - Hà Lan, theo Bộ Ngoại giao Philippines hôm 16/7.

Tòa nhà Trọng tài Thường trực ở The Hague - Hà Lan.
Tòa nhà Trọng tài Thường trực ở The Hague - Hà Lan.

Ngày 16/7, Bộ Ngoại giao Philippines tuyên bố Ban Trọng tài do Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) thành lập đã có buổi họp đầu tiên vào ngày 11/7 tại Thành phố The Hague - Hà Lan.

Phiên tòa này sẽ diễn ra tại tòa nhà Trọng tài Thường trực ở The Hague, nhằm xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc về yêu sách đường chín đoạn (đường lưỡi bò) của Trung Quốc tại biển Đông.

Trong đơn kiện, Manila đề nghị tòa án tuyên bố yêu sách chủ quyền bao trùm gần trọn biển Đông của Trung Quốc là vô giá trị và vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về luật Biển 1982 (UNCLOS) vốn vạch ra giới hạn lãnh hải cho các quốc gia ven biển.

“Chúng tôi đưa vụ việc ra tòa bởi chúng tôi cảm thấy có lợi thế lớn, dựa vào các điều khoản của luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS, và lập trường của chúng tôi luôn là yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc mang tính bành trướng, quá đáng và phi pháp theo luật pháp quốc tế”, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines Raul Hernandez phát biểu trong cuộc họp báo.

Thông báo về phiên tòa được đưa ra sau những ngày đấu khẩu gay gắt giữa các quan chức ngoại giao Trung Quốc và Philippines về vụ kiện.

Trong cuộc họp báo hôm 12/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh tố giác Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario “nói dối” khi khẳng định Manila đã tận dụng hết các biện pháp chính trị và ngoại giao để giải quyết tranh chấp với Trung Quốc và không còn lựa chọn nào khác ngoài việc đưa tranh chấp ra tòa án quốc tế.

(Theo VTC)

Các tin khác
Ông Maris Sangiampongsa, nhà ngoại giao kỳ cựu Thái Lan.

Ngày 1/5, Công báo Hoàng gia (Royal Gazette) Thái Lan đưa tin, ông Maris Sangiampongsa đã chính thức được Nhà vua nước này phê chuẩn làm Ngoại trưởng mới của xứ sở chùa vàng.

Toàn cảnh một phiên họp Quốc hội Argentina tại Buenos Aires.

Ngày 30/4, Hạ viện Argentina đã thông qua một dự luật mới cho phép Tổng thống có quyền lập pháp, thúc đẩy đơn giản hóa các hoạt động cơ quan Nhà nước và tư nhân hóa doanh nghiệp nhà nước.

Lực lượng cứu hộ tìm kiếm các nạn nhân trong đống đổ nát sau vụ oanh tạc của Israel xuống thành phố Rafah, miền Nam Dải Gaza, ngày 19/4/2024. Ảnh: THX/TTXVN

Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 29/4, tại phiên thảo luận với chủ đề "Trung Đông đang trong tình trạng căng thẳng" bên lề cuộc họp đặc biệt của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đang diễn ra tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, Ngoại trưởng Ai Cập Sameh Shoukry khẳng định việc thành lập một nhà nước Palestine độc lập là giải pháp duy nhất cho sự nghiệp của người Palestine.

Ảnh của Tổng thống Mỹ Joe Biden và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trên màn hình trong cuộc vận động tranh cử cho ông Trump ở Green Bay, Wisconsin hôm 2/4.

Trong số hơn 70 cuộc bầu cử sẽ diễn ra trong năm "siêu bầu cử" 2024, cuộc bầu cử tổng thống tại Mỹ được dự đoán là sự kiện lớn nhất, thu hút sự quan tâm chú ý nhất của thế giới, không chỉ vì đây là cuộc bầu cử có thể làm thay đổi lãnh đạo tại một siêu cường đứng đầu thế giới, mà còn bởi kết quả của nó sẽ có thể ảnh hưởng tới cục diện chính trị, kinh tế toàn cầu.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục