Hội viên nông dân mát tay chăn nuôi

  • Cập nhật: Thứ năm, 18/9/2014 | 3:26:22 PM

YBĐT - Những năm qua, bên cạnh sản xuất nông nghiệp, nhờ những đồng vốn vay ở Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện và tích luỹ trong gia đình, ông Hoàng Văn Sơn - hội viên Hội Nông dân ở Chi hội bản Nà Lóng, xã Tú Lệ (Văn Chấn) đã đầu tư vào mua giống trâu, bò, lợn về nuôi và phát triển kinh tế từ chăn nuôi, giúp gia đình vươn lên thoát nghèo, trở thành khấm khá.

Mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình ông Hoàng Văn Sơn.
Mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình ông Hoàng Văn Sơn.

Trước khi chưa bắt tay vào chăn nuôi theo hướng hàng hóa, ông Sơn cũng giống như bao người nông dân khác ở vùng quê Tú Lệ, đời sống hoàn toàn dựa vào sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi nhỏ lẻ. Ông cho biết: “Vì làm nông nghiệp nên công việc bận theo từng mùa vụ, hết ngày mùa thì có nhiều thời gian nhàn rỗi nên tôi cũng đã từng làm nhiều nghề nhưng một phần vì không có kinh nghiệm, phần vì thiếu vốn đầu tư nên cũng khó khăn. Tuy nhiên, từ những chuyến đi, tôi có cơ hội được tiếp cận và học hỏi một số kinh nghiệm trong tuyển chọn giống và chăm sóc gia súc.

Sau đó, từ những đồng vốn vay ngân hàng, gia đình gom góp thêm vào mua giống trâu và bò về nuôi. Sau khi tích cóp được thêm ít vốn, tôi tiếp tục sửa chữa, xây mới thêm chuồng, mua giống lợn mới về nuôi gây giống thay thế giống địa phương thường nuôi. Cứ như thế, tôi vừa chăn nuôi vừa học hỏi thêm kiến thức, kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc để phát triển đàn gia súc dần ổn định như hiện tại”.

Từ những con giống ban đầu, nhờ tích cực học hỏi kỹ thuật chăm sóc, tiêm phòng dịch bệnh và mỗi khi có điều kiện ông Sơn lại mua thêm con giống tốt về cải tạo đàn gia súc của gia đình; học cách dự trữ thức ăn khô trong mùa đông, mưa bão và phòng chống rét... nên gia đình ông đã phát triển được kinh tế từ chăn nuôi. Hiện nay, ngoài những con đã bán để trang trải cuộc sống, gia đình ông vẫn còn 5 con trâu, 4 con bò và hai lợn nái sinh sản, hàng năm còn nuôi ổn định trên 50 con lợn thương phẩm và nhiều gia cầm các loại. Bên cạnh đó, ông còn đưa giống lúa lai năng suất cao gieo cấy 2 vụ trên diện tích ruộng của gia đình, bảo đảm lương thực cho gia đình quanh năm. Vụ đông, ông tận dụng diện tích chân ruộng trồng rau màu để cải thiện và làm phụ phẩm chăn nuôi. Không chỉ vậy, với lợi thế nhà mặt đường, ông còn mua máy xay xát về phục vụ dân bản và làm dịch vụ bán thức ăn chăn nuôi cho bà con trong thôn.

Vài năm trở lại đây, từ mọi nguồn thu, bình quân gia đình ông Hoàng Văn Sơn đã có thu nhập trên 100 triệu đồng/năm. Ông đã vươn lên thoát nghèo, có điều kiện nuôi con ăn học, mua sắm tiện nghi phục vụ sinh hoạt gia đình. Nhờ say mê học hỏi và những cố gắng trong đời sống, hội viên Hoàng Văn Sơn đã trở thành một trong những hội viên Hội Nông dân xã tiêu biểu trong phát triển kinh tế gia đình để các hội viên khác học tập làm theo.

A Mua

Các tin khác
Ông Hoàng Đình Hiền (trái) luôn quan tâm, sâu sát cơ sở để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

YBĐT - Cả thôn Cát Tường cũng như xã Kiên Thành (Trấn Yên), mọi người đều biết và kính trọng ông Hoàng Đình Hiền- dân tộc Tày - Chủ tịch Hội Người cao tuổi (NCT) xã luôn mẫu mực, tiên phong trong mọi phong trào của thôn, của xã.

Chị Điêu Thị Xiêng (giữa) hướng dẫn chị em thôn Bản Đêu 1 hát đối.

YBĐT - Đến gia đình chị Điêu Thị Xiêng ở thôn Bản Đêu 1, xã Nghĩa An, thị xã Nghĩa Lộ, những hình ảnh đầu tiên ấn tượng là những bằng khen, giấy khen của tỉnh, bộ, ngành Trung ương về những thành tích đóng góp cho xã hội của chị và gia đình.

Ông Nguyễn Đức Thành xem lại giấy khen của các cháu.

YBĐT - Nghỉ hưu năm 1990, ông Thành đã tích cực vận động người thân trong gia đình, dòng họ xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài gia đình và dòng họ. Trong gia đình, ông luôn dạy dỗ con cháu khắc phục khó khăn, cố gắng học tập, phấn đấu trở thành những công dân có ích cho xã hội.

Thiếu tá Lý Thị Cung trao đổi, nắm bắt tình hình với phụ nữ tại cơ sở.

YBĐT - Thiếu tá Lý Thị Cung đảm nhận chức vụ Phó trưởng Công an huyện Mù Cang Chải. Chị cùng đồng đội xây dựng 7 tổ an ninh xung kích, 14 tổ tự quản, 108 tổ hòa giải duy trì hoạt động thường xuyên ở các bản vùng cao, xuống bản vận động đồng bào không tảo hôn, không hôn nhân cận huyết thống, phát hiện và ngăn chặn việc buôn bán phụ nữ, giữ vững sự bình yên nơi vùng cao đầy gian khó Mù Cang Chải.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục