Anh Lò Văn Bình làm du lịch từ thế mạnh địa phương

  • Cập nhật: Thứ hai, 22/2/2016 | 2:57:25 PM

YBĐT - Năm 2016, anh Lò Văn Bình tròn 30 tuổi đời và bước sang năm thứ 4 anh tham gia làm mô hình du lịch cộng đồng. Ý tưởng làm giàu từ du lịch cộng đồng của anh xuất phát khi xem trên các phương tiện thông tin đại chúng thấy những địa phương có điều kiện, lợi thế giống với nơi anh đang sinh sống phát triển du lịch cộng đồng rất tốt.

Mỗi năm, gia đình anh Bình đón hàng trăm lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm cuộc sống với người dân bản Thái.
Mỗi năm, gia đình anh Bình đón hàng trăm lượt du khách đến tham quan, trải nghiệm cuộc sống với người dân bản Thái.

Ý tưởng làm giàu từ du lịch cộng đồng của anh Bình xuất phát khi xem trên các phương tiện thông tin đại chúng thấy những địa phương có điều kiện, lợi thế giống với nơi anh đang sinh sống phát triển du lịch cộng đồng rất tốt.

 “Với lợi thế sẵn có bản sắc văn hóa truyền thống, phong tục tập quán cùng những đặc trưng riêng về cảnh quan thiên nhiên, tại sao mình không tận dụng để phát triển du lịch, vừa để bảo tồn và phát huy những nét văn hóa độc đáo của địa phương, vừa để quảng bá hình ảnh về đất và người quê hương mình với du khách và mang lại lợi ích kinh tế cho gia đình?” - đó là trăn trở của anh Lò Văn Bình - thôn Chao Hạ 1, xã Nghĩa Lợi, thị xã Nghĩa Lộ.

Bằng quyết tâm của một người trẻ, anh Bình đã thành công với mô hình làm du lịch cộng đồng và trở thành gương sáng cho nhiều đoàn viên thanh niên học tập, làm theo.

Năm 2016, anh Lò Văn Bình tròn 30 tuổi đời và bước sang năm thứ 4 anh tham gia làm mô hình du lịch cộng đồng. Ý tưởng làm giàu từ du lịch cộng đồng của anh xuất phát khi xem trên các phương tiện thông tin đại chúng thấy những địa phương có điều kiện, lợi thế giống với nơi anh đang sinh sống phát triển du lịch cộng đồng rất tốt.

Bắt đầu xây dựng mô hình, anh đã đi tìm hiểu, học tập kinh nghiệm làm du lịch cộng đồng ở những hộ gia đình đã có kinh nghiệm ở các xã lân cận, mô hình du lịch cộng đồng tại Hòa Bình và Sơn La.

Với mô hình này, du khách sẽ sinh hoạt, ăn, ngủ tại gia đình và sống với đúng nếp sinh hoạt sẵn có của người bản địa, do đó, để du khách có cảm giác thoải mái nhất khi đến với gia đình, anh Bình đã chủ động chuẩn bị các điều kiện thiết yếu như: cải tạo nhà ở, sắp xếp các phòng ngủ sạch sẽ, chuẩn bị thực đơn các món ăn đặc trưng của người Thái và những bộ trang phục truyền thống phục vụ du khách lưu lại những kỷ niệm...

Ngoài ra, để thu hút và duy trì được số lượng khách du lịch đến với gia đình, anh đã liên kết với các công ty lữ hành trong nước để có sự kết nối thường xuyên. Trung bình mỗi tuần, gia đình anh Bình đón từ 3 - 5 đoàn khách đến ăn nghỉ và trong dịp tết Nguyên đán Bính Thân 2016 vừa qua lượng khách đến với gia đình anh tăng lên đáng kể. Riêng năm 2015, gia đình anh đã đón trên 350 lượt khách, chủ yếu đến từ các nước Anh, Pháp, Đức, Áo, Hà Lan... Thu nhập từ mô hình du lịch cộng đồng đã mang đến cho gia đình anh gần 100 triệu đồng/năm.

Anh Bình chia sẻ: “Lúc mới làm mô hình này, vợ chồng tôi cũng lo lắng, sợ bất đồng về ngôn ngữ và không hiểu được thói quen của người nước ngoài. Nhưng nhờ sự trợ giúp của phiên dịch viên đồng hành nên chúng tôi hiểu được du khách muốn gì và tận tình phục vụ”.

Ông Marien Cooler - du khách người Hà Lan cho biết: “Đây là lần đầu tiên tôi đến với Nghĩa Lộ, Yên Bái và điểm dừng chân là gia đình anh Bình. Ở đây, chúng tôi được tham gia sinh hoạt, khám phá các hoạt động của người dân bản địa rất bình dị, mộc mạc nhưng đó chính là điểm hấp dẫn chúng tôi. Ngoài được đi ra đồng, trải nghiệm nấu các món ăn của dân tộc Thái chúng tôi còn được tìm hiểu những nét đẹp trong bản sắc văn hóa, phong tục tập quán và cảm nhận được sự gần gũi, thân thiện của người dân nơi này, rất thú vị! Tôi hy vọng sẽ có nhiều dịp để trở lại nơi này”.

Để mô hình du lịch cộng đồng của gia đình tiếp tục là điểm đến lý tưởng, thân thiện của khách ngoại quốc, anh Bình đã đăng ký học thêm tiếng anh, lớp nghiệp vụ du lịch và học cách nấu một số món ăn phục vụ du khách.

Nhận thấy làm du lịch cộng đồng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, anh Bình đã tuyên truyền cho nhiều đoàn viên, thanh niên trong xã làm theo. Anh Đồng Văn Kem - Phó bí thư đoàn xã Nghĩa Lợi cho biết: “Anh Bình là một đoàn viên năng động, mạnh dạn trong phát triển kinh tế. Ngoài mô hình du lịch cộng đồng, anh Bình còn đầu tư phát triển chăn nuôi lợn thịt quy mô hàng hóa. Từ mô hình của Bình, nhiều đoàn viên thanh niên trong xã đã đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm”.

Với suy nghĩ mạnh dạn, cách đi đúng, mô hình du lịch cộng đồng của đoàn viên Lò Văn Bình đã làm thay đổi suy nghĩ, nhận thức của nhiều đoàn viên thanh niên và người dân trên địa bàn xã theo hướng tích cực. Từ mô hình này đã giúp người dân có ý thức hơn trong việc giữ gìn cảnh quan tự nhiên, những giá trị vật chất, văn hoá truyền thống, bản sắc của dân tộc để phục vụ du lịch và đem lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương.

Thanh Chi

Các tin khác
Nhà giáo, nhạc sĩ Bùi Quốc Huy (trái) hướng dẫn học trò chơi đàn ghi - ta.

YBĐT - Không biết có phải do di truyền hay ảnh hưởng từ ông nội năm xưa là nhạc công mà ngay từ nhỏ, những thanh âm trầm bồng, réo rắt của các loại nhạc cụ đã khiến anh mê mẩn, say sưa, để rồi chính từ tình yêu, niềm đam mê âm nhạc cháy bỏng đã thôi thúc anh quyết tâm lựa chọn “con đường” âm nhạc. Anh là nhạc sỹ Bùi Quốc Huy.

Cụ Nguyễn Ngọc Vinh nâng niu tấm chân dung Bác Hồ.

YBĐT - Xuân Bính thân này, cụ Nguyễn Ngọc Vinh ở xã Minh Quân (Trấn Yên) đã bước sang tuổi 89. Ở cái tuổi “xưa nay hiếm” nhưng người đảng viên 67 năm tuổi Đảng ấy vẫn vẹn nguyên một tấm lòng kiên trung hướng về Đảng và Bác Hồ kính yêu.

Mộng ngô được sử dụng làm thức ăn cho cá trước khi xuất bán mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

YBĐT - Theo lời hẹn, chẳng cần chờ cuộc điện thoại nào nữa, tôi hăm hở lên đường để đến nhà Trưởng thôn Cầu Cao, xã An Bình, huyện Văn Yên. Cho chắc ăn, ghé xe qua trụ sở Ủy ban nhân dân xã hỏi thăm, quá mừng khi tôi được đón nhận câu đáp chắc nịch: “Xe này á, ngon lành nhé!”. Vậy là e nỗi trơn trượt không còn, “người bạn đường” của tôi vốn quen những tuyến đường phố xá phẳng êm lần đầu “nếm” gập ghềnh...

Ông Nguyễn Đức Tân (người đeo kính) cùng với các hội viên Hội Chữ thập đỏ chuẩn bị quần áo ấm tặng cho các hộ nghèo.

YBĐT - Có muôn cách để mỗi người “tích đức làm thiện”. Họ là những người bình dị nhưng có tấm lòng nhân ái cao cả, khi bằng vật chất, khi chỉ là lời động viên, ân cần thăm hỏi đã chung tay cùng xã hội sẻ chia với những người nghèo, người gặp khó khăn hoạn nạn, người già neo đơn, trẻ em khuyết tật...

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục